Nhiều tổ chức trong mọi lĩnh vực đã nắm được điều này và hiện đang bận rộn đẩy mạnh cường độ công nghệ và năng lực kỹ thuật số của mình. Họ cố gắng thích nghi với trạng thái "bình thường mới" bằng sự linh hoạt và khả năng phục hồi - không chỉ để duy trì hoạt động trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay với các lệnh đóng cửa, hạn chế, mà còn để phát triển và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh không ổn định và đầy phức tạp phía trước.
Vậy chúng ta có thể rút ra được bài học gì từ các nhà sản xuất "đặt cược" vào chuyển đổi kỹ thuật số cho một tương lai thành công?
Sức mạnh của số hóa
Trong suốt thời gian đại dịch, nhiều tổ chức, DN đã tận dụng sức mạnh của đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng tốc quy trình và tự động hóa. Họ đã tìm đến phân tích dữ liệu và AI để cải thiện khả năng ra quyết định và đáp ứng những thách thức không ngừng biến đổi. Đồng thời, các nhà sản đã xuất hành động để đáp ứng nhu cầu về vật tư y tế thiết yếu, như khẩu trang và máy thở, trong những ngày đầu của đại dịch. Những DN có năng lực công nghệ đã có thể thiết kế lại cơ sở sản xuất của họ nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Những tiến bộ trong công nghệ của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư (CMCN 4.0) đóng vai trò quan trọng để chuyển đổi toàn bộ chuỗi giá trị trong chu kỳ của sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới nhờ sự kết nối của các hệ thống tạo ra quá trình tự điều chỉnh và tự kiểm soát trong tổ chức sản xuất.
Những công nghệ này đặc trưng bởi các cấp độ mới trong việc kiểm soát, tổ chức và chuyển đổi toàn bộ chuỗi giá trị với chu kỳ của sản phẩm, giúp nâng cao năng suất và tính linh hoạt trong sản xuất thông qua ba hình thức tích hợp hiệu quả là chiều ngang, chiều dọc và tích hợp kỹ thuật end-to-end1 giúp tối ưu hóa nhu cầu dịch vụ sản phẩm và tiêu thụ tài nguyên, và tối ưu hóa và giảm chi phí sản xuất. Đại dịch đã góp phần đẩy nhanh việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như Dữ liệu lớn, Internet vạn vật, Hệ thống cảm biến kết nối theo thời gian thực, AI, Điện toán đám mây, v.v.. để tối ưu hóa quá trình ra quyết định trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống.
Lấy OneMask Hồng Kông làm ví dụ. DN này đã tận dụng Microsoft Dynamics 365 Business Central và AI để thiết lập dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế trong vòng vài tuần, giúp đáp ứng nhu cầu khổng lồ về mặt hàng này trên toàn lãnh thổ.
Một ví dụ khác về tăng tốc chuyển đổi là nhà cung cấp nền tảng chuỗi cung ứng hoạt động trên toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, Blue Yonder. Công ty này đã tung ra giải pháp Luminate Control Tower, giúp khách hàng giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch lên chuỗi cung ứng của họ. Hệ thống này có thể lập biểu đồ tác động của COVID-19 dựa trên các số liệu của chuỗi cung ứng để xác định rủi ro tiềm ẩn.
Được hỗ trợ bởi Microsoft Azure, AI và các công cụ dự báo dựa trên máy học, giải pháp này giúp doanh nghiệp khám phá, diễn giải và hành động dựa trên thông tin thời gian thực từ toàn bộ hệ sinh thái kỹ thuật số của họ. Nhờ đó, tổ chức, DN sẽ giảm được 30% chi phí và tăng 60% hiệu quả lập kế hoạch.
AI cũng đã được công nhận là yếu tố quan trọng quá trình chuyển đổi quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng – điều liên tục biến động do ảnh hưởng của đại dịch.
Ở một mảng khác, thương hiệu công nghệ Lenovo đã tìm cách đối phó với những thách thức này bằng cách sử dụng phân tích dự đoán để nắmbắt nhu cầu khách hàng tốt hơn. Thông qua việc tận dụng công nghệ máy học Azure và phối hợp cùng nhóm Dữ liệu và AI, Đơn vị Thành công Khách hàng (CSU) Microsoft Trung Quốc, Lenovo đã kết hợp dữ liệu y tế công khai về COVID-19, chi tiêu của người tiêu dùng và hiệu suất kinh tế để đưa ra dự báo chính xác hơn. Đến thời điểm này, Lenovo đã thu được nhiều lợi ích cũng như thông tin chuyên sâu về chuỗi cung ứng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ.
Tự động hóa là điều cần thiết
Trước những gián đoạn của thị trường, nhiều nhà sản xuất đang chuyển sang áp dụng tự động hóa để tối ưu hóa quy trình và tạo ra các phương thức vận hành an toàn hơn, tốc độ hơn.
Blue Yonder cũng đang giúp DHL Supply Chain phát triển một chuỗi cung ứng kỹ thuật số toàn diện bằng việc cho ra mắt một trung tâm robot mới, cho phép họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhờ tích hợp và quản lý tốt hơn các hoạt động kho bãi của mình.
Bộ phận hóa chất của Siam Cement Group (SCG) đang ứng dụng Project Bonsai - một dịch vụ dạy máy được cung cấp ở chế độ xem trước công khai trên dịch vụ đám mây Azure.
Sử dụng công nghệ máy học và mô phỏng, Project Bonsai đã đào tạo các tác nhân AI tự động hiệu chỉnh và kiểm soát các lò phản ứng hóa học, với số lượng mô phỏng trong một ngày lên tới 100.000 để đảm bảo hoạt động diễn ra không sai sót. Thông qua quá trình này, SCG đã xây dựng được một giải pháp vượt ra ngoài cả mục tiêu lợi tức đầu tư của DN và phát triển một loại polymer mới trong hai tuần; tất cả những điều này đồng thời góp phần giảm thiểu chất thải có hại.
Đồng thời, chúng ta cũng thấy được một số ứng dụng trong sản xuất thực phẩm. PepsiCo đã sử dụng Project Bonsai để đảm bảo tính nhất quán hoàn hảo cho món snack Cheetos được yêu thích. Cụ thể, Project Bonsai giám sát từng miếng Cheeto gần như liên tục và đề xuất điều chỉnh cài đặt khi chúng không đạt chất lượng tối ưu. Tương tự, nhà cung cấp giải pháp Jabil đã cho ra mắt Project Brainwave với khả năng tự động hóa hoạt động kiểm tra quang học. Tận dụng công nghệ máy học Azure, với AI và phân tích dự đoán, nó có thể dự đoán chính xác 92% lỗi, đảm bảo chỉ những thành phần thực sự bị lỗi mới cần đến sự can thiệp của con người, giúp giảm đáng kể khối lượng công việc cho người vận hành.
Chuyển sang hoạt động từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ
Hầu hết các hoạt động sản xuất theo truyền thống được triển khai tại chỗ. Vì vậy, nhiều công ty và nhân viên sẽ gặp khó khăn khi chuyển sang làm việc từ xa - không chỉ về mặt hoạt động mà còn về mặt văn hóa. Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp nhiều cách thức hợp tác và giao tiếp mới.
Có thể kể đến một vài công ty tiêu biểu trong việc chuyển sang hoạt động từ xa như China International Marine Containers, sản xuất và bán thiết bị vận tải, SHERA PLC, sản xuất và phân phối xi măng sợi, và Joyson Electronic, cung cấp linh kiện cho ngành ô tô toàn cầu. Cả ba doanh nghiệp này đang ứng dụng Microsoft 365 và Microsoft Teams để trao quyền cho nhân viên cộng tác từ bất cứ đâu bất chấp các lệnh hạn chế.
Làm việc từ xa đã trở thành một thực tế phổ biến trên toàn cầu, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, các giải pháp kỹ thuật số cũng đang tạo điều kiện cho người lao động cộng tác theo một cách mới.
Một ví dụ điển hình là Mercedes-Benz USA. Công ty này trang bị cho các đại lý ủy quyền tại Mỹ bộ tai nghe HoloLens 2 và Microsoft Dynamics 365 Remote Assist, một ứng dụng thực tế hỗn hợp. Hai công nghệ này cho phép nhân viên cộng tác rảnh tay, giúp họ cung cấp dịch vụ và bảo trì một cách nhanh chóng. Globalfoundries Inc., một nhà sản xuất chip lớn, cũng đã sử dụng HoloLens để thu hẹp khoảng cách vật lý giữa các kỹ sư làm việc tại công trình và các chuyên gia ở nước ngoài trong hoạt động bảo trì thiết bị trị giá hàng triệu đô la của họ.
Mặc dù COVID-19 gần như đã đóng băng ngành sản xuất, nhưng nó lại là yếu tố thôi thúc các doanh nghiệp trong ngành phải đổi mới để ứng phó với những thách thức trước mắt và chuẩn bị cho tương lai lâu dài.
Không ai có thể đoán trước được tương lai, nhưng có một điều chắc chắn sẽ mang lại giá trị lớn, đó là quan hệ đối tác và hợp tác trong và ngoài ngành. Không doanh nghiệp nào có thể vượt qua khó khăn một mình và đây là bước đầu tiên các nhà sản xuất có thể phục hồi sau thảm họa cũng như định hình lại tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. Là hình thức kỹ thuật cung cấp sản phẩm trọn gói từ nhà sản xuất tới khách hàng mà không cần sự tham gia của bên thứ 3 vào sản xuất (Theo định nghĩa của Investopedia:https://www.investopedia.com/terms/e/end-to-end.asp
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 2/2021)