Doanh nghiệp số

Nhà cung cấp lớn nhất thế giới giải bài toán ai cũng cần chip mới như thế nào?

Hồng Ngọc 25/03/2024 12:22

Chỉ vài năm trước, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới - TSMC - có một câu trả lời đơn giản cho việc đào tạo những “tân binh” mới được tuyển dụng bằng cách gửi họ cho các kỹ sư bậc cao có trách nhiệm chỉ dẫn những kỹ năng cần thiết cho họ.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi 3 năm trước, khi tình trạng thiếu chip toàn cầu và căng thẳng địa chính trị gia tăng đã thúc đẩy tăng trưởng tại TSMC. TSMC đã phải cấp thiết hình thành một chương trình đào tạo chuyên sâu để có được số lượng lớn nhân viên có thể nhanh chóng làm việc.

Một Trung tâm đào tạo người mới được tuyển dụng đã được thành lập tại một công viên khoa học rộng lớn ở thành phố Đài Trung, miền trung Đài Loan vào năm 2021. Cơ sở đào tạo này hiện nắm giữ chìa khóa cho sự mở rộng toàn cầu của TSMC.

tsmc-1.png
Trung tâm đào tạo người mới đi được tuyển dụng khai trương vào năm 2021. (Ảnh: CNN)

Trong một thế giới bị thống trị bởi Định luật Moore - 1 ý tưởng cho rằng 2 năm một lần, số lượng bóng bán dẫn trên vi mạch sẽ tăng gấp đôi - tốc độ là điều cốt yếu đối với TSMC và các khách hàng của họ, bao gồm Apple, Nvidia và AMD. Điều này cũng quan trọng đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang trông cậy vào TSMC để thúc đẩy hoạt động sản xuất của Mỹ ở Arizona.

Ngày nay, tất cả các kỹ sư mới ở Đài Loan và một số kỹ sư được tuyển dụng ở nước ngoài đều phải làm việc 8 tuần tại trung tâm đào tạo này.

Marcus Chen, giảng viên tại trung tâm đào tạo cho biết: “Giờ đây, chúng tôi có thể đào tạo những người mới được tuyển dụng một cách có hệ thống hơn. Chúng tôi có thể giúp họ học hỏi nhanh hơn và xây dựng nền tảng vững chắc. Đó là giá trị cốt lõi của TSMC rằng chúng tôi phải làm mọi thứ thật hiệu quả”.

Trung tâm đào tạo của TSMC được mô phỏng theo cơ chế hoạt động của một nhà máy chế tạo, được gọi là fab, nơi sản xuất chip.

Trong một căn phòng, một cánh tay robot sẽ làm sạch và đánh bóng tấm (wafer) bán dẫn bằng cách đặt wafer lên một tấm gá, trong một quy trình được gọi là đánh bóng cơ - hóa học. Trong căn phòng khác, một cỗ máy nâng một số waver lên phía trần của phòng và di chuyển chúng xung quanh cơ sở.

Một vấn đề ngày càng nghiêm trọng

Các kỹ sư được đào tạo tại trung tâm đào tạo sẽ không chỉ có mặt ở khắp các nhà máy của TSMC ở Đài Loan. Một số nhân sự sẽ có nhiệm vụ trở thành những “hạt giống” ở các cơ sở của công ty trên toàn cầu.

Lora Ho, Phó Chủ tịch nhân sự cấp cao của công ty, nói với CNN: “Ngay từ đầu, tại mỗi nhà máy mới, chúng tôi cần đưa một số lượng người nhất định đến từ Đài Loan. Sau nhiều năm, điều chúng tôi muốn làm là giảm dần số lượng nhân sự “hạt giống”, cũng như tăng số lượng nhân viên địa phương”.

TSMC (chính thức là Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan), một trong những công ty quan trọng nhất thế giới, sản xuất khoảng 90% chip bán dẫn siêu tiên tiến của thế giới. Chip được sử dụng để cấp nguồn cho mọi thứ từ điện thoại thông minh đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đối mặt với áp lực phải gần gũi hơn với khách hàng của mình, TSMC đang xây dựng các nhà máy mới ở Mỹ, Nhật Bản và Đức. Các nhà máy hiện nay của công ty là ở Đài Loan cũng như ở miền Đông Trung Quốc và bang Washington.

Vào tháng trước, “gã khổng lồ” về chip này đã mở nhà máy đầu tiên tại thành phố Kumamoto của Nhật Bản. TMSC cũng chuẩn bị mở hai cơ sở trị giá 40 tỷ USD ở Phoenix, Arizona trong những năm tới để sản xuất những con chip nhỏ hơn, tiên tiến hơn. TMSC đã cam kết đầu tư 3,8 tỷ USD để xây dựng nhà máy ở Dresden, Đức, chi nhánh đầu tiên của TMSC ở châu Âu.

Do nhu cầu tăng vọt, đặc biệt đối với chip hỗ trợ AI, đã tạo ra sự thiếu hụt nhân tài cho ngành bán dẫn. TSMC cho biết năm ngoái, một trong những nhà máy của họ ở Arizona bị trì hoãn vì thiếu nhân lực chuyên môn.

Stewart Randall, người đứng đầu bộ phận điện tử và phần mềm nhúng tại công ty tư vấn Intralink, cho biết: “Tìm kiếm tài năng tốt nhất luôn là một vấn đề. Tuy nhiên, điều này càng trở nên quan trọng hơn kể từ khi thế giới đột nhiên "thức tỉnh" trong vài năm qua và nhận ra rằng, chất bán dẫn là quan trọng”.

Ông cũng nói thêm: “Việc mở rộng số lượng nhà máy và công suất của các nhà máy có liên quan đến địa chính trị, cũng như nhu cầu thị trường. Điều này có nghĩa là chúng tôi cần nhiều người có kỹ năng thiết kế vi mạch (mạch tích hợp hoặc chất bán dẫn), sản xuất vi mạch, kỹ năng khoa học vật liệu hơn. Các nước luôn cạnh tranh nhau để có được những tài năng này”.

Bà Lora Ho của TSMC cho biết, việc thiếu nhân tài là một trong những thách thức chính mà công ty phải đối mặt. Bà nói: “Có sự khan hiếm tài năng trên toàn thế giới. Nếu chúng tôi di chuyển ra toàn cầu, thì chúng tôi thực sự cần mở rộng nguồn nhân tài của mình".

TSMC hiện có khoảng 77.000 nhân viên trên khắp thế giới. Bà Lora Ho cho biết thêm, trong vài năm tới con số này sẽ lên tới 100.000.

tsmc-2.png
Trung tâm đào tạo người mới tuyển dụng của TSMC được xây dựng giống như một nhà máy. (Ảnh: CNN)

Cú sốc văn hóa

Việc thiếu nhân sự có trình độ không phải là vấn đề duy nhất. TSMC cũng phải đối mặt với những thách thức trong việc thích ứng với sự khác biệt trong văn hóa làm việc giữa các nước châu Á và phương Tây.

Mặc dù các kỹ sư của họ ở Đài Loan được trả lương rất cao, công việc này lại đòi hỏi phải làm việc nhiều giờ và làm ca cuối tuần. Và nếu một trận động đất xảy ra trên đảo - một điều thường xuyên xảy ra - các kỹ sư phải quay lại các cơ sở làm việc của họ ngay lập tức, bất kể thời gian trong ngày.

Kristy Hsu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN Đài Loan tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Chunghua cho biết, trong khi nhân viên Đài Loan có thể quen với việc làm thêm giờ và trực ca, những người lao động khác thì không.

Bà nói: “Đối với việc chế tạo chip, cũng như thử nghiệm và đóng gói, đây là một ngành sử dụng rất nhiều lao động và do đó, mọi người phải… làm việc ngoài giờ. Ngoài ra, bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để được gọi vào, cho dù đó là dịp Tết Nguyên đán hay Giáng sinh".

Bà nói thêm: “Văn hóa làm việc đó đã ăn sâu vào người dân Đài Loan và một số nước Đông Á khác như Nhật Bản qua nhiều thế hệ. Khi bạn nói về kiểu văn hóa làm việc này ở Mỹ và Đức, mọi thứ sẽ trở nên rắc rối hơn”.

Bà Ho cho biết thêm rằng, trong khi TSMC mở rộng trên toàn cầu, họ cũng đang học cách quản lý các nhóm khác nhau và hiệu quả từ nhiều nơi trên thế giới.

Theo bà Kristy: “Chúng tôi cần phải điều chỉnh theo thông lệ địa phương và được xã hội chấp nhận. Có những điều bạn có thể làm ở đây nhưng bạn không thể làm ở nơi khác. Cách chúng tôi quản lý ở Đài Loan không thể chuyển giao hoàn toàn sang các nước khác. Ở Mỹ, chúng tôi phải thích nghi với văn hóa địa phương. Người dân tại Đài Loan sẵn sàng làm theo chỉ dẫn. Nhưng tôi nghĩ ở Mỹ, bạn phải giải thích lý do bằng ngôn ngữ mà họ quen thuộc”.

Động thái của “gã khổng lồ” chip nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất ngoài Đài Loan đã khiến một số người dân địa phương lo lắng, bao gồm cả các nhà lập pháp, lo ngại rằng điều đó cuối cùng có thể làm giảm tầm quan trọng của hòn đảo này với tư cách là một cường quốc bán dẫn toàn cầu.

Tuy nhiên, bà Lora đã chia sẻ bớt những lo lắng đó khi nói: “Tôi không nghĩ điều đó sẽ lấy đi sức mạnh của Đài Loan vì chúng tôi vẫn tập trung rất nhiều ở Đài Loan, và công nghệ tiên tiến nhất sẽ hoàn toàn bắt đầu từ Đài Loan. Điều này không lấy đi gì cả, nhưng sẽ mở rộng sự hiện diện của Đài Loan và chúng tôi có thể học cách hoạt động trên toàn cầu”./.

Theo CNN
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Nhà cung cấp lớn nhất thế giới giải bài toán ai cũng cần chip mới như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO