Thiếu chuyên gia am hiểu về công nghệ số là điểm nghẽn với doanh nghiệp

Hồng Phúc| 29/03/2021 14:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Phó chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam, đội ngũ nhân lực cho chuyển đổi số trong nước đang thiếu hụt, đặc biệt là các chuyên gia chuyên ngành có hiểu biết về công nghệ số.

Theo Phó chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam, đội ngũ nhân lực cho chuyển đổi số trong nước đang thiếu hụt, đặc biệt là các chuyên gia chuyên ngành có hiểu biết về công nghệ số.

Các kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số của một công ty đều cần được bắt đầu từ đội ngũ nội bộ. Nếu nhân viên nhận thức được và được truyền cảm hứng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp có nhiều khả năng đạt thành công cao hơn.

Ngoài việc chủ động tự xây dựng đội ngũ, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tính đến kế hoạch tuyển dụng những nguồn lực từ bên ngoài, không chỉ tại Việt Nam.

Hiện việc thuê, tuyển nguồn lực có kinh nghiệm từ nước ngoài, tuy không phải là cực kỳ dễ dàng, nhưng được đánh giá là đã dễ  hơn rất nhiều so với các năm trước đây.

Tuy nhiên về lâu dài, tập trung vào mảng giáo dục, đào tạo để xây dựng một nền tảng nguồn lực lao động tiềm năng về số lượng và đảm bảo về chất lượng là mục tiêu cần được tính đến và công việc này không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp.

Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Phúc Hồng, Giám đốc TMA Innovation (thuộc TMA Group) kiêm Phó chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO) về chủ đề chuyển đổi số tại Việt Nam cũng như sự thiếu hụt về nguồn nhân lực. TMA được thành lập vào năm 1997 và hiện có khoảng 2.500 kỹ sư.

Thiếu chuyên gia am hiểu về công nghệ số là điểm nghẽn với doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ông Trần Phúc Hồng, Giám đốc TMA Innovation (Nguồn: QTSC).

Có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về chuyển đổi số nên có thể các doanh nghiệp trong nhiều ngành sẽ không biết cần phải làm gì, từ đâu và như thế nào. Theo kinh nghiệm của ông, chuyển đổi số là gì? 

Chuyển đổi số là quá trình áp dụng công nghệ số như Web, mobile, cloud, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để giảm chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh, mở ra các dịch vụ và thị trường mới.

Có 2 loại doanh nghiệp áp dụng công nghệ số tiêu biểu.

Một là doanh nghiệp kinh doanh hoàn toàn trên môi trường số như Momo, Lazada, Grab và hai là doanh nghiệp truyền thống ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng thị trường. Ví dụ như các siêu thị mở thêm kênh bán hàng thương mại điện tử, công ty taxi phát triển ứng dụng di động giúp khách hàng thuận tiện đặt xe và thanh toán.

Công nghệ số cũng chỉ là một trong số các công nghệ doanh nghiệp cần triển khai. Nhiều công ty đã chuyển đổi số rồi nhưng vẫn phải tiếp tục đầu tư vào các công nghệ mới khác.

Không phải quá trình áp dụng công nghệ nào cũng là chuyển đổi số và không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ trở thành doanh nghiệp số.

Theo kinh nghiệm của TMA triển khai ứng dụng công nghệ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, TMA cung cấp nhiều gói giải pháp khác nhau theo nhu cầu của từng doanh nghiệp (Go Online - Go Mobile – Go Cloud – Go Digital – Go Innovative – Go Automation) trong đó chuyển đổi số là một trong các giải pháp.

Tại Việt Nam phần lớn các hoạt động vẫn còn thủ công thay vì tự động hóa hoặc thông qua các công cụ Web/mobile.

Số hóa là nước đầu tiên của chuyển đổi số nhưng quá trình số hóa ở Việt Nam khá chậm, chỉ diễn ra mạnh trong vài năm gần đây trong khi nhiều nước đã tiến hành cách đây 10-20 năm nên chưa có nhiều dữ liệu để phân tích.

Đó là một điểm nghẽn để đẩy mạnh chuyển đổi số ở Việt Nam. Khi giai đoạn số hóa chưa hoàn thành thì khó để tiến hành chuyển đổi số toàn diện, dù là doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước.

Ngoài điểm nghẽn "chưa có nhiều dữ liệu để phân tích" thì còn điểm nghẽn nào khác, như nguồn nhân lực chẳng hạn?

Các doanh nghiệp không cần chờ có chuyên gia về công nghệ số mới tiến hành các chương trình chuyển đổi số vì có nhiều công ty chuyên nghiệp có thể tư vấn và hỗ trợ về công nghệ.

Doanh nghiệp cần các nhân lực sau để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số.

Thứ nhất là lãnh đạo trong việc nhận thức được vai trò của chuyển đổi số với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai là các trưởng bộ phận, các chuyên gia chuyên ngành.

Ngoài kiến thức chuyên môn, các chuyên gia này cần hiểu về các công nghệ số (chưa cần kỹ năng chuyên sâu về công nghệ như lập trình) để đánh giá và quyết định quy trình nào cần chuyển đổi.

Đây là nguồn nhân lực chủ chốt đề xuất và quản lý các chương trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Cách làm của các doanh nghiệp là gửi đội ngũ này đi đào tạo thêm về công nghệ số thông qua các hội thảo và các khóa học ngắn hạn.

Thứ ba là người lao động cần được đào tạo để sử dụng các công cụ số trong công việc hàng ngày.

Thiếu chuyên gia am hiểu về công nghệ số là điểm nghẽn với doanh nghiệp - Ảnh 2.

Ngoài các kỹ sư công nghệ, nguồn nhân lực cho ngành còn đang thiếu hụt lực lượng chuyên gia chuyên ngành hiểu về công nghệ số (Ảnh minh hoạ: Kỹ sư tại TMA Innovation).

Đầu tiên, nói về khía cạnh người lao động. Chắc hẳn có tình trạng các nhân viên suy nghĩ rằng chuyển đổi số sẽ đe dọa đến công việc của mình hoặc đó là việc của lãnh đạo thì họ sẽ tìm cách chống đối. Vậy theo ông, điều cần làm là gì để cho nhân viên biết rằng chuyển đổi số là có lợi ích cho tất cả, trong đó, họ cũng có cơ hội nâng cấp kỹ năng của mình?

Chuyển đổi số là thay đổi quy trình làm việc, thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cách thức làm việc nên cần sự tham gia của tất cả các nhân viên.

Các công nghệ số sẽ giúp tăng tự động hóa, giảm các công việc thủ công nên sẽ giúp người lao động tăng năng suất, hiệu quả công việc và giảm sai sót nên chuyển đổi số không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho người lao động.

Nếu các nhân viên không được giải thích và đào tạo đầy đủ thì có thể hiểu sai về lợi ích của chuyển đổi số, dẫn đến không phát huy được các công cụ mới, tiếp tục sử dụng các công cụ và cách làm cũ sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra các công cụ số sẽ cần các kỹ năng mới nên nếu các nhân viên không học hỏi các kỹ năng này cũng sẽ bị đào thải và thay thế.

Còn về các trưởng bộ phận, các chuyên gia chuyên ngành, ngoài kiến thức chuyên môn, họ còn cần hiểu về các công nghệ số nhưng dường như lực lượng này chưa có nhiều tại Việt Nam?

Do phong trào chuyển đổi số mới mới diễn ra vài năm nay nên đội ngũ nhân lực cho chuyển đổi số ở Việt Nam còn thiếu hụt. Trưởng bộ phận, chuyên gia chuyên ngành hiểu về công nghệ số mà bạn nói là 1 trong 2 loại nhân lực chính.

Đầu tiên là các kỹ sư về công nghệ số.

Do ngành công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua nên Việt Nam có nguồn nhân lực công nghệ thông tin đông đảo và có trình độ hàng đầu Đông Nam Á, kể cả các công nghệ 4.0 và công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Blockchain, IoT, cloud, mobile và có nhiều năm kinh nghiệm tham gia các dự án cho khách hàng nước ngoài.

Vì thế, hiện nay Việt Nam có thể tự tin làm chủ các công nghệ số phục vụ nhu cầu chuyển đổi số trong nước.

Hai là các chuyên gia chuyên ngành (tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, nhân sự, sản xuất, thương mại, y tế, giáo dục…) có hiểu biết về các công nghệ số. 

Do am hiểu về nghiệp vụ và quy trình hoạt động của doanh nghiệp, đội ngũ này sẽ xác định quy trình nào phù hợp để tiến hành chuyển đổi số trước và lợi ích của việc chuyển đổi để đề xuất và thuyết phục lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư. 

Sau khi xác định mục tiêu và bài toán, các chuyên gia công nghệ sẽ tiến hành triển khai thực hiện. Đây là đội ngũ rất quan trọng nhưng còn thiếu tại Việt Nam, là điểm nghẽn để các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. 

Để giải quyết bài toán nhân lực này, TMA đang phối hợp với một số trường đại học để đào tạo công nghệ số cho sinh viên của tất cả các ngành.

Và lãnh đạo, họ đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình? 

Lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến quá trình chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là quá trình lâu dài cần nhiều thay đổi về mô hình kinh doanh và cách thức hoạt động của doanh nghiệp nên nếu lãnh đạo doanh nghiệp không đủ quyết tâm sẽ trì hoãn quá trình này so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Lãnh đạo doanh nghiệp không cần là chuyên gia về công nghệ số vì đã có rất nhiều chuyên gia và công ty chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các chương trình chuyển đổi số.

Nếu lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được vai trò của các công nghệ số đối với hoạt động kinh doanh và xu thế của ngành sẽ đưa chuyển đổi số vào chiến lược phát triển để có sự đầu tư đầy đủ và lâu dài.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Thiếu chuyên gia am hiểu về công nghệ số là điểm nghẽn với doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO