Cao Bằng: Nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính

Bình Minh| 20/09/2021 15:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Báo cáo phân tích kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng năm 2020 mới ban hành, đã cho thấy nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính nói chung và một số chỉ số được cải thiện nói riêng.

Cao Bằng: Nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng Hoàng Văn Thạch khảo sát về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An. (Ảnh: caobang.gov.vn).

Theo Báo cáo phân tích kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng năm 2020 mới ban hành, đã cho thấy nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính nói chung và một số chỉ số được cải thiện nói riêng.

Theo đó, bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh (PAR IDEX) được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 43 tiêu chí, 102 tiêu chí thành phần. Thang điểm đánh giá là 100 điểm.

Kết quả PAR IDEX theo thang điểm đánh giá và điều tra xã hội học, tỉnh Cao Bằng đạt 81,07/100 điểm xếp hạng 56/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo phân tích, kết quả PAR IDEX trên từng lĩnh vực, tỉnh Cao Bằng chỉ rõ, trong triển khai kế hoạch CCHC năm 2020 được chỉ đạo quyết liệt, công tác CCHC được thực hiện có hiệu quả, các hình thức CCHC khá đa dạng, phong phú, thiết thực.

Bên cạnh đó, công tác theo dõi thi hành pháp luật và công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đầy đủ, đúng quy định.

Đáng chú, ý cải cách thủ tục hành chính được kiểm soát, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh được thực hiện tốt.

Trong cải cách bộ máy hành chính, tỉnh Cao Bằng thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của bộ, ngành về tổ chức bộ máy, quản lý biên chế và phân cấp quản lý.

Một điểm chú ý khác đó là trong hiện đại hóa hành chính, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện cấu trúc chính quyền điện tử của tỉnh. Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) được áp dụng triển khai theo quy định. Đồng thời, xây dựng, vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh với nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và xây dựng, vận hành hệ thống thông tin một cửa theo quy định.

Những kết quả trên về CCHC đã góp phần quan trọng vào tỷ lệ thu Ngân sách Nhà nước của tỉnh Cao Bằng đạt và vượt kế hoạch giao.

Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2020, qua 5 yếu tố cơ bản: Tiếp cận dịch vụ; thủ tục hành chính; công chức trực tiếp giải quyết công việc; kết quả dịch vụ; việc tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức. Kết quả thực hiện chỉ số này tại Cao Bằng được thống kê: 70% người dân, tổ chức được hỏi cho rằng các hình thức, niêm yết công khai, hướng dẫn quy định thủ tục hành chính và các hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang triển khai là phù hợp. Điều đó cho thấy, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp mang lại hiệu quả tích cực, việc triển khai hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính như hiện nay là phù hợp với nhu cầu của người dân, tổ chức.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Cao Bằng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế như: Chưa đạt 100% kế hoạch CCHC năm 2020, chưa có nhiều sáng kiến trong CCHC; việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị chưa kịp thời, còn tình trạng trễ hạn trong giải quyết thủ tục hành chính tại cấp huyện, cấp xã. Trong khi đó, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước song song dưới dạng văn bản giấy và điện tử còn cao; chưa hoàn thành xử lý văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị; đánh giá tác động của CCHC đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành chưa cao (đạt tỷ 3,74/5 điểm – chiếm 74,8%). Chưa kể, tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại cấp xã ở mức tốt còn thấp (74,5%)...

Theo đánh giá chung của UBND tỉnh Cao Bằng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác CCHC, kết quả thực hiện công tác CCHC là một trong những tiêu chí để xem xét, đánh giá, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cơ quan tham mưu đã chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC trên các lĩnh vực. Công tác kiểm tra CCHC được thực hiện có hiệu quả, các hình thức tuyên truyền về CCHC phong phú, thiết thực; công tác theo dõi thi hành pháp luật và công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đầy đủ, đúng quy định.

Báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng nêu rõ: Việc kiểm soát thủ tục hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông, việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh được thực hiện khá tốt. Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí, việc làm; công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức đảm bảo quy định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức đảm bảo kế hoạch đề ra, việc quản lý sử dụng tài sản công và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) đảm bảo theo quy định.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
Đừng bỏ lỡ
Cao Bằng: Nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO