Hết năm 2021 có 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn TMĐT

Lan Phương| 11/08/2021 16:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Đây là mục tiêu được đưa ra để thực hiện hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT được Bộ TT&TT phê duyệt ngày 21/7/2021.

Đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT 

Tại Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn diễn ra ngày 11/8, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp (DN), Bộ TT&TT cho biết phát triển kinh tế số nông nghiệp là khai phá thị trường, đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT bằng công nghệ số; Ứng dụng công nghệ số làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, hình thành kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp tiến tới CĐS toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.

Kế hoạch 1034 của Bộ TT&TT là đẩy mạnh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông nghiệp qua sàn TMĐT; Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; Đưa hộ SXNN, hộ kinh doanh, hợp tác lên sàn TMĐT; Cung cấp thông tin hữu ích; sản phẩm đầu vào cho hộ SXNN, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Theo đó, Kế hoạch có 3 nội dung chính: Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT; Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ SXKD.

Dẫn chứng rõ nhất về hiệu quả của việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế số nhờ môi trường số chính là chương trình tiêu thụ vải cho Bắc Giang hồi tháng 5/2021. Thời điểm này là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Bắc Giang nhưng đã có tới  hơn 8.000 tấn vải  đã được tiêu thụ ở 63 tỉnh, thành phố qua 2 sàn Postmart và Voso. Lần đầu tiên người dân ở một số tỉnh được ăn vải tươi Bắc Giang bởi 2 sàn TMĐT đã cam kết trong 48 tiếng sẽ chuyển vải đến tay người tiêu dùng từ khi đặt hàng. Và cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản theo mô hình TMĐT xuyên biên giới trên nền tảng TMĐT "Make in Vietnam", theo đó, hơn 1000 hộ gia đình người Việt xa quê tại Bỉ, Đức, Séc được thưởng thức trái vải tươi ngon trong 96 giờ kể từ lúc thu hoạch với tổng doanh thu 4 tỷ đồng.

Kết quả này có được sự vào cuộc thần tốc của 5 Bộ NN&PTNT, Bộ TT&TT, Bộ GT&VT, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao và các tỉnh, thành phố với các vai trò rõ ràng như Bộ NN&PTNT xây dựng quy trình chuẩn, Bộ TT&TT chỉ đạo 2 sàn TMĐT Postmart.vn, Voso.vn vào cuộc và triển khai chương trình truyền thông rộng rãi trên khắp cả nước và truyền thông ra nước ngoài.

Các Sở TT&TT chủ động vào cuộc, triển khai kế hoạch

Triển khai Kế hoạch này theo định hướng của Bộ TT&TT và chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn về phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết Sở TT&TT phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp, các huyện, xã, thôn, bản thực hiện phát triển cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử cho các hộ gia đình với mục tiêu: mua và bán sản phẩm, đặc biệt là xây dựng thương hiệu theo từng hộ gia đình, cá thể hóa nhu cầu người mua cũng như người bán, có nhiều người ở Hà Nội chỉ muốn mua Na của một gia đình ở Chi Lăng, Lạng Sơn vì nhà đó trồng Na trên núi đá vôi, trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP.

Sở cũng đề nghị các sàn Voso, Postrmart thường xuyên sửa đổi, nâng cấp công nghệ để phù hợp với thực tế tại Lạng Sơn.

Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết từ ngày 17/6 - 30/6, Sở đã thử nghiệm triển khai cửa hàng số tại 1 xã, 1 thị trấn. Trước ngày 17/6, có hơn 200 cửa hàng số, 15 ngày hơn 1000 tăng 5 lần. Từ ngày 1/7-15/7, Sở đánh giá, lập kế hoạch. Đền ngày 20/7, Sở tổ chức lễ ra quân triển khai đồng loạt 5/10 huyện, với chỉ tiêu đạt 45.000 cửa hàng số/90.000 hộ gia đình, 45.000 tài khoản/ví điện tử thực hiện đúng chủ trương của Bộ TT&TT.

Sở thực hiện chiến lược vết dầu loang cùng với chiến lược đầu tầu để triển khai Kế hoạch. Theo đó, đến ngày 10/8, đã có 4.445 gian hàng, số ví điện tử/tài khoản thanh toán điện tử là 2.971, số đơn hàng 2.759 đơn, 3.500 loại sản phẩm, tổng doanh thu 518.966.000 đồng.

Ông Nguyễn Khắc Lịch cũng đề nghị các Bộ ngành, địa phương giải quyết vấn đề đứt gãy khâu vận chuyển đến tận tay người mua khi các thị trường lớn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các cửa hàng số mỗi ngày có từ 82-100 đơn hàng/ngày, với sản lượng 500 kg/ngày. Từ ngày 3/8 chuỗi cũng ứng bị đứt gãy, nhiều đơn hàng xuống đến Hà Nội, không phát được đến người mua, dẫn đến sau 48 tiếng Na bị hỏng và xảy ra khúc mắc trong quá trình đền bù. Bà con trồng na hoang mang, sản lượng lập tức bị sụt giảm mạnh.

Hết năm 2021 có 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn TMĐT - Ảnh 1.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến nhiều điểm cầu

Còn  theo Phó Giám đốc Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu Trương Hữu Chiến, 2 DN bưu chính là Bưu điện Việt Nam (BĐVN), Viettel Post đã tích cực hỗ trợ cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiêu thụ nông sản cho địa phương này, trong đó đáng chú ý là Bưu điện tỉnh đã xây dựng bản đồ số "Các điểm bán hàng trong mùa dịch" rất hữu ích.

Bàn đồ số này có khả năng hỗ trợ tính khoảng cách để gợi ý lộ trình di chuyển và thời gian di chuyển tới địa điểm mong muốn. Việc bố trí hiển thị các cửa hàng được tách theo từng phường, xã, quận, huyện để giúp người dân dễ tìm kiếm. Ở thông tin các điểm đều hiện rõ thông tin về trạng thái hoạt động, giờ làm việc, thông tin lên hệ… Ngoài ra, bản đồ còn có tính năng định vị và chia sẻ chính xác các vị trí cửa hàng gần nhất, qua đó giúp người dân tiết kiệm thời gian tìm cửa hàng, cũng như hạn chế việc ra đường trong thời điểm này.

Đại diện Sở TT&TT Đắc Lắc cho biết tỉnh đang rất cần sự hỗ trợ của các đơn vị để tiêu thụ bơ, sầu riêng. Là tỉnh có địa bàn rộng, hệ thống thanh toán, tài khoản ngân hàng chưa được phủ rộng nên việc đưa nông sản lên sàn TMĐT tại Đắc Lắc còn gặp khó khăn. Theo đó, Sở TT&TT kiến nghị Bộ TT&TT xem xét Bưu điện Văn hóa xã có thể hỗ trợ cho người dân tiếp cận thực hiện thanh toán hàng nông sản.

Đại diện các sở TT&TT tại Hội nghị cũng cho biết đã cơ bản xây dựng xong kế hoạch triển khai cho tỉnh và đang trình các cấp. Việc đưa hộ nông nghiệp sản xuất lên sàn còn gặp những khó khăn như việc thành thạo sử dụng công nghệ chưa cao, bà con quen làm việc với thương lái, các hộ nông dân sản xuất là những hộ nhỏ lẻ, việc tiếp cận với thanh toán còn hạn chế…

Đặt mục tiêu đưa 5 triệu hộ SXNN lên sàn TMĐT trong năm 2021

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã thành lập Ban chỉ đạo CĐS nông nghiệp và chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo một số nhóm ngành hàng do Bộ trưởng làm Trưởng ban. Bộ trưởng NN&PTNT đang chỉ đạo chuyển đổi ngành nông nghiệp từ một ngành sản xuất sang ngành kinh tế nông nghiệp, đặc biệt khuyến khích thúc đẩy kinh tế số đến từng người nông dân, đặc biệt lấy người nông dân làm chủ thể xuyên suốt của tái cơ cấu nông nghiệp.

Để hỗ trợ hộ SXNN hoạt  động hiệu  quả  trên  sàn TMĐT, ông Toản cho biết hộ SXNN  cần có thêm các thông tin nông nghiệp hữu ích. Bộ NN&PTNT sẽ cung cấp các thông tin đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, canh tác, thời tiết, thiên tai… là nhóm thông tin có thể tích hợp lên sàn TMĐT. Có thể phát triển một ứng dụng (app) tích hợp thêm các thông tin trên.

Về hỗ trợ tài chính vi mô, ông Nguyễn Quốc Toản cho biết người nông dân khó mang tài sản thế chấp ở các tổ chức tín dụng vì tài sản của người nông dân không có nhiều. Nếu được hỗ trợ tài chính vi mô thì người nông dân hoàn toàn tự tin làm việc với các thương lái. Hơn 8000 điểm Bưu điện Văn hóa xã có thể được nghiên cứu để giải quyết tài chính vi mô cho bà con ở mức linh động như 20 - 30 triệu đồng.

Hết năm 2021 có 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn TMĐT - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn: Bộ TT&TT tập trung 2 nhiệm vụ để phát triển kinh tế nông thôn

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh triển khai Kế hoạch 1034, Bộ TT&TT tập trung vào việc đưa hộ nông dân sản xuất lên sàn TMĐT qua 2 sàn của BĐVN (Postmart.vn) và Viettel Post (voso.vn). 

Bộ TT&TT cũng sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, cụ thể: tập trung chỉ đạo các DN bưu chính, đặc biệt 2 DN lớn là BĐVN, Viettel Post với 2 sàn TMĐT để đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, tập trung phát huy tối đa tiêu thụ trong nước; tập trung thông tin tuyên truyền giới thiệu nông sản Việt Nam trên các kênh truyền thông.

Thứ trưởng đề nghị các Sở TT&TT các tỉnh tham mưu cho tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Công thương, 2 DN bưu chính để xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết cho tỉnh ngay trong tháng 8. 2 DN bưu chính chủ lực lập kế hoạch tham gia chi tiết dựa trên phương án khung của Bộ đảm bảo triển khai hiệu quả nguồn lực để nhanh chóng đưa hộ nông dân lên sàn theo một chuẩn chung.

Các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, các Sở TT&TT hỗ trợ truyền thông cho bà con. Sở TT&TT Bắc Giang vừa rồi làm tốt công tác truyền thông cho việc tiêu thụ vải khi 210.000 tấn vải Bắc Giang có đến 58% vải được tiêu thụ trong nước

Nhóm các đơn vị công nghệ của Bộ phối hợp cùng 2 DN bưu chính để cung cấp nền tảng số hướng dẫn, hỗ trợ hộ nông nghiệp sản xuất lên sàn. Khi một hộ lên sàn phải có chuẩn hóa đầy đủ thông tin về tài khoản, hồ sơ hộ nông dân, ID… nền tảng phải được chuẩn hóa để là nền tảng phát triển kinh tế số chung. "Cố gắng hết năm 2021, đưa 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT và từng bước triển khai Kế hoạch trong năm 2022 và các năm tiếp theo"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai thác sách điện tử trên ứng dụng bán ebook bản quyền
    Ngày 16/11, Công ty cổ phần sách Alpha (Alpha Books) và hệ thống phân phối máy đọc sách số Akishop đã chính thức ký kết, hợp tác khai thác sách điện tử trên ứng dụng bán ebook bản quyền dành riêng cho người dùng máy đọc sách.
  • PGS,TS Lê Thanh Bình: Người thầy thắp lửa và truyền lửa cho ngành truyền thông quốc tế và ngoại giao văn hóa
    Từ người lính radar của Quân chủng Phòng không-Không quân, sau đó được cử đi học tập ở Liên Xô và trở về phục vụ đất nước, trong mấy chục năm qua, PGS,TS Lê Thanh Bình đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho công tác ngoại giao văn hóa. Thầy đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực truyền thông và văn hóa đối ngoại cho Học viện Ngoại giao và đất nước.
  • Trí tuệ nhân tạo và bình đẳng giới
    Sự quan tâm đến các công cụ AI tạo sinh đang bùng nổ trên toàn thế giới - nhưng nhân viên nữ đang tụt hậu so với đồng nghiệp nam trong việc sử dụng công nghệ. Điều đó có thể có ý nghĩa lớn không chỉ đối với lộ trình nghề nghiệp của cá nhân mà còn đối với các công ty đang tạo ra và lấp đầy các công việc trong tương lai.
  • Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
    UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
  • Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
    Sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
Đừng bỏ lỡ
Hết năm 2021 có 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn TMĐT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO