Để giải “bài toán” kinh tế báo chí, theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, các cơ quan báo chí cần thay đổi cách quản trị và quản trị sự thay đổi đó.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trường Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế: “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”.
Để bắt kịp sự phát triển như vũ bão của công nghệ, trong đó có công nghệ truyền thông xã hội, báo chí bắt buộc phải thay đổi phương thức hoạt động, phải phát triển đa nền tảng, thực hiện chuyển đổi số (CĐS).
“Những người làm kinh tế báo chí không chỉ biết làm nội dung mà sẽ phải có kiến thức về xu thế của nguồn thu và dòng tiền trên không gian mạng”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm lưu ý.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã kiên trì, quyết liệt và có những giải pháp và cách làm mới để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, từng bước giải quyết những vấn đề khó khăn, tồn tại, bất cập.
Trong những năm gần đây, ngành báo chí thế giới cũng như tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thử thách đến sự ồ ạt phát triển và xâm nhập của các thành tựu công nghệ như dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), v.v… Đứng trước các yêu cầu về chuyển đổi số, việc tìm kiếm những mô hình kinh tế báo chí phù hợp với bối cảnh trong nước trở thành vấn đề cấp thiết [1].
Trong bối cảnh của thời đại mới với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, các cơ quan báo chí đang phải đối mặt với sự sụt giảm về doanh thu. Những vấn đề liên quan đến tài chính và nguồn thu của báo chí được đề cập trong bài viết này dưới khái niệm của kinh tế báo chí.
Chuyển đổi số (CĐS) đã tạo ra những cơ hội mới cho các tòa soạn, giúp các cơ quan báo chí đa dạng hóa mô hình kinh doanh. CĐS cũng đem lại sự đa dạng về nguồn thu, khi nhiều mô hình kinh doanh mới xuất hiện.
Kể từ khi báo điện tử xuất hiện, báo in truyền thống bị đánh mất khá nhiều thị phần quảng cáo, tài trợ. Khi mạng xã hội phát triển bùng nổ trong khoảng 15 năm trở lại đây, tất cả các loại hình báo chí đều bị chia sẻ miếng bánh kinh tế báo chí một cách đầy áp lực.
Bên cạnh những thành công nhất định trong thời gian qua, hiện nay, tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, thậm chí là có biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí, nhận nguồn tài trợ để tác động vào báo chí truyền thông nhằm những mục đích vụ lợi đang diễn ra.
Sau 7 năm ra đời, đi vào hoạt động, đứng trước tình hình chính trị xã hội có nhiều thay đổi lớn dưới tác động của toàn cầu hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế với nhiều loại hình báo chí, truyền thông mới, vấn đề bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí năm 2016 trở nên cấp thiết và cần sớm được xem xét, điều chỉnh.
Bên cạnh chức năng thông tin, dù không mới nhưng báo chí hiện nay được kỳ vọng hơn cả ở chức năng giám sát, phản biện xã hội. Chức năng này không thể hiện chung chung ở cả một nền báo chí, mà được xây dựng, bồi đắp nên bởi từng tác phẩm báo chí, từng nhà báo.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của hệ sinh thái truyền thông số, báo chí đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn để tồn tại và phát triển, hằng ngày phải vật lộn đi tìm mô hình phát triển kinh tế mới cho mình.
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) và ChatGPT tạo cơ hội và thách thức lớn cho báo chí, buộc các tòa soạn có nguồn thu dựa vào mô hình kinh doanh quảng cáo số phải thay đổi nếu muốn tồn tại. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số báo chí, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0.