Với tinh thần “đúng, đủ, sạch, sống,” Cà Mau mong muốn xây dựng một Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chất lượng cao, đảm bảo cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Sự phát triển cao nhất của trợ lý ảo mà ngành Tư pháp hướng tới sẽ là tư vấn đường lối xử lý vụ việc và cung cấp dịch vụ đoán định tư pháp. Tương lai, mỗi người dân sẽ có một trợ lý trợ giúp pháp lý để phục vụ cho mình.
Để nâng cao chất lượng chính sách, tạo đồng thuận xã hội thì việc quan trọng là truyền thông chính sách từ sớm, từ xa. Tức là truyền thông từ khi dự thảo chính sách, huy động nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo.
Ngày 15/8/2023, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cho 4 đơn vị của Bộ Tư pháp gồm các cán bộ giữ các chức vụ: Chánh Văn phòng Bộ, Quyền Cục trưởng Cục công nghệ thông tin (CNTT), Cục trưởng Quản lý Xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp.
6 tháng đầu năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những đổi mới, quyết liệt, sát sao, cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện để tạo ra bước đột phá.
Đây là Hội thảo quốc gia rất đáng chú ý trong lĩnh vực báo chí sẽ diễn ra vào sáng 10/6, tại Khách sạn Army - Số 1A Nguyễn Tri Phương, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì; Cục Báo chí, Đại học KHXH & NV, Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức.
Trước tình hình số lượng người dân có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (PLLTP) tăng đột biến trong những ngày qua UBND . Hà Nội đã có văn bản số 1015/UBND-KSTTHC chỉ đạo Bưu điện TP Hà Nội tăng cường thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ cấp PLLTP cho người dân.
Trước tình trạng quá tải trong việc cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội, những ngày qua, Bưu điện TP. Hà Nội đã tăng cường thêm nguồn nhân lực, kéo dài thời gian tiếp nhận dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp (PLLTP) cho người dân trên địa bàn.
Chuyển đổi số (CĐS) ngành Tư pháp là nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm, thể hiện rõ nhất qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 20/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp, Liên minh Châu Âu, Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam đã tổ chức diễn đàn pháp luật thường niên 2023 với chủ đề: Chuyển đổi số (CĐS) trong ngành Tư pháp.
Theo khảo sát của Bộ Tư pháp, chỉ có 38% doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận pháp chế, trong đó, chưa đến 50% doanh nghiệp có bộ phận pháp chế chuyên trách.
Nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đổi số (CĐS), kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin và chia sẻ về kinh nghiệm, các mô hình đang triển khai hiệu quả, mới đây Đoàn Thanh niên Bộ TT&TT đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức Diễn đàn “Đoàn viên, thanh niên Bộ Tư pháp tiếp cận CĐS”.
Trong 2 ngày 6-7/10, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Sở TT&TT tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính và việc khai thác, sử dụng chức năng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực hộ tịch điện tử.
Theo thống kê, tính đến tháng 4/2022, số thủ tục hành chính (TTHC) đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) là 3.581 (trong đó 1961 TTHC dành cho công dân và 1.918 TTHC dành cho doanh nghiệp); số hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý trên Cổng DVCQG là 108.392.313; số hồ sơ trực tuyến thực hiện qua Cổng DVCQG là 3.149.309.
Theo đại diện Viettel, trong tương lai, "trợ lý ảo" được kỳ vọng có khả năng "hỗ trợ đoán định tư pháp". Người dùng lúc này chỉ cần nạp dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý... để hệ thống đoán định ra các tội danh hình sự hoặc thuộc tranh chấp dân sự phù hợp, từ đó quyết định có khởi kiện ra tòa hay chọn hình thức khác như hòa giải, nhờ trọng tài.