Câu chuyện khởi nghiệp thành công của kỳ lân tỷ đô Indonesia

Hoàng Linh| 04/05/2021 10:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Khởi đầu với một chợ trực tuyến, kỳ lân thương mại điện tử (TMĐT) Tokopedia của Indonesia đã đa dạng hóa việc cung cấp loạt các dịch vụ cho 100 triệu người dân Indonesia.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Khoa học Xã hội của trường Đại học Universitas Indonesia, Tokopedia đã đóng góp hơn 1% GDP cho nền kinh tế Indonesia và tạo ra 10,3% tổng số cơ hội việc làm mới. Để tiếp tục phát triển, Tokopedia đang có kế hoạch mới đầy táo bạo trên hành trình phát triển của doanh nghiệp này.

Khởi đầu từ mong ước thời thơ bé

Tokopedia là công ty tiên phong trong lĩnh vực TMĐT ở Indonesia. Sau một thập kỷ phục vụ hàng triệu người tiêu dùng và doanh nhân, công ty kỳ lân này đang chuẩn bị cho kế hoạch IPO trong năm nay, có thể thông qua việc hợp nhất với công ty thanh toán và dịch vụ theo yêu cầu Gojek.

Ngay lúc này, khi người dùng mở ứng dụng hoặc trang web Tokopedia sẽ tìm thấy nhiều loại dịch vụ từ bán lẻ trực tuyến, thanh toán số, cổng bán vé tàu hỏa và máy bay, đặt phòng khách sạn, vé xem phim và sự kiện, gói đăng ký dịch vụ phát trực tuyến và thậm chí cả sản phẩm đầu tư.

Câu chuyện khởi nghiệp thành công của kỳ lân tỷ đô Indonesia  - Ảnh 1.

Những người sáng lập Tokopedia là William Tanuwijaya và Leontinus Alpha Edison đã đưa ra ý tưởng cho Tokopedia vào năm 2007 khi khát khao thực hiện những trải nghiệm từ thời thơ ấu của Tanuwijaya.

Sinh ra và lớn lên ở Pematangsiantar, một thành phố ở Bắc Sumatera, Tanuwijaya là một cậu bé ham đọc sách. Nhưng việc tiếp cận với những cuốn sách mới bị hạn chế, Tanuwijaya luôn trông đợi những người thân từ một thị trấn gần đó đến thăm và mang đến cho cậu những cuốn sách mới. Khi lớn hơn một chút, cha và chú của Tanuwijaya đã gửi cậu đến Jakarta để đi học. Ở thủ đô, các cửa hàng có mọi thứ mà Tanuwijaya cần và muốn. Đó là thời điểm để Tanuwijaya hiểu rằng: các thị trấn nhỏ và thành phố lớn có khả năng tiếp cận sản phẩm rất khác nhau. Theo đó, công nghệ có thể giải được bài toán này.

Hai năm sau, với nguồn vốn khởi đầu từ một người quen tin tưởng vào tầm nhìn của những người sáng lập, hai nhà sáng lập đã cho ra mắt chợ trực tuyến Tokopedia.

Tokopedia làm gì?

Tokopedia là một từ ghép. "Toko" trong tiếng Indonesia có nghĩa là "cửa hàng". Việc lựa chọn cái tên này của những người sáng lập phản ánh mục tiêu ban đầu là xây dựng một cái chợ có đầy đủ mọi thứ cho người dân Indonesia. Hành trình của Tokopedia trong những năm qua có một số điểm tương đồng với hành trình của Alibaba, khởi đầu là một cổng thông tin bán lẻ trực tuyến, cuối cùng đã phân nhánh thành một loạt các lĩnh vực kinh doanh.

Câu chuyện khởi nghiệp thành công của kỳ lân tỷ đô Indonesia  - Ảnh 2.

“Bộ não” của Tokopedia: đồng sáng lập kiêm giám đốc Leontinus Alpha Edison, COO Melissa Juminto, đồng sáng lập và giám đốc điều hành William Tanuwijaya và Chủ tịch Patrick Cao. (Ảnh: Tokopedia)

Tokopedia xuất hiện đúng thời điểm - khi đăng tải nhiều loại sản phẩm hơn và tạo điều kiện giao dịch an toàn khi Indonesia chưa nhiều chợ trực tuyến hoạt động. Trên Tokopedia, người dùng có thể từ chối thanh toán nếu họ bị lừa đảo, đây là một sự thay đổi đáng kể so với các giao dịch được thực hiện trên Kaskus, một diễn đàn phổ biến nơi hầu hết người Indonesia mua và bán hàng hóa vào những năm 2000.

Trong giai đoạn đầu, dịch vụ của Tokopedia chỉ giới hạn trong việc bán và mua những thứ tương tự như trên Taobao hoặc Amazon. Hầu hết các thương nhân của Tokopedia là chủ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa và Tokopedia nhận hoa hồng từ mỗi giao dịch.

Nền tảng nhanh chóng xây dựng được một cơ sở người dùng ổn định. Năm 2014, Tokopedia đã lọt vào mắt xanh của SoßBank và Sequoia Capital, dẫn đến khoản đầu tư lên tới 100 triệu USD.

Câu chuyện khởi nghiệp thành công của kỳ lân tỷ đô Indonesia  - Ảnh 3.

Vào năm 2019, Tanuwijaya cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng anh muốn Tokopedia trở thành một "siêu hệ sinh thái" cho các thương gia và người tiêu dùng. Với việc SoßBank và Sequoia rót 100 triệu USD, Tokopedia đã có một nguồn vốn lớn đủ để đa dạng hóa, với fintech đứng đầu chương trình nghị sự vào năm 2016. Theo đó, Tokopedia đã tung ra một kênh thanh toán cho các trường hợp sử dụng như tín dụng điện thoại di động và tín dụng hóa đơn điện, tiếp theo là vé tàu. Cuối cùng, Tokopedia đã giới thiệu các dịch vụ ngân hàng như tính năng ứng dụng thẻ tín dụng được phát triển cùng với Standard Chartered, UOB và Citibank. Người dùng có thể thực hiện tất cả những điều này trong một ứng dụng. Một lần nữa, đây được xem là một hình thức tiện lợi mới.

Khởi sắc với fintech

Kinh doanh bùng nổ và Tokopedia dần lớn lên, phát triển nhanh hơn. Năm 2017, công ty nhận thêm khoản đầu tư 1,1 tỷ USD từ Alibaba Group và SoßBank. Tokopedia nhận ra rằng fintech là chìa khóa thành công của công ty. Để thuyết phục mọi người chi tiêu nhiều tiền hơn trên nền tảng này, các tính năng thanh toán và tài trợ phải mượt mà và dễ sử dụng. Để biến điều đó thành hiện thực, Tokopedia đã liên kết với ví điện tử Ovo và trở thành cổ đông chiến lược với 41,08% cổ phần, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường M2Insights. Theo đó, Ovo không chỉ được tích hợp vào các tùy chọn thanh toán của Tokopedia mà còn cung cấp cho người dùng Tokopedia khả năng sử dụng chính Tokopedia như một ví điện tử mà không cần cài đặt Ovo trên điện thoại của họ.

Đó là thời điểm mà Tokopedia tăng cường sự hiện diện của mình trong các dịch vụ fintech tiêu dùng, thực sự thoát ra khỏi giới hạn của chính mình.

Tokopedia đã bắt tay hợp tác với nhiều bên. Hợp tác với Orori, Tokopedia cho phép người dùng có thể đầu tư vào các mặt hàng vàng thông qua Tokopedia Emas, một tính năng đầu tư tuân theo Luật Sharia phổ biến trong cộng đồng người Hồi giáo ở Indonesia. Vào năm 2019, công ty đã chuyển sang liên kết với nhà môi giới cầm đồ thuộc sở hữu nhà nước Pegadaian cho dịch vụ này. Tokopedia cũng đã bổ sung thêm nguồn đầu tư tương hỗ, một lựa chọn đầu tư phổ biến khác của giới trẻ Indonesia, vào danh mục của mình.

Nhà nghiên cứu Bhima Yudhistira Adhinegara của Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) cho biết: "Phân nhánh sang lĩnh vực fintech là một động thái tuyệt vời, vì nó hứa hẹn sự phát triển và áp dụng nhanh chóng, đồng thời mở rộng cơ sở người dùng".

Tokopedia cũng triển khai các phương tiện fintech cho các thương cho các thương gia của mình. Người bán có thể vay tiền thông qua phương thức Tokopedia Pinjaman (Tokopedia Capital Loan), nơi công ty đã làm việc với một số ngân hàng và người cho vay trực tuyến. Chương trình sau đó được đổi tên thành Modal Toko vào năm 2019, vì Tokopedia hợp tác với nhà cho vay P2P Modalku, đối tác Indonesia của nền tảng cho vay P2P của Singapore Funding Societies. Giờ đây, các thương gia có thể vay tới 300 triệu IDR, tương đương khoảng 20.700 USD. Vào tháng 8/2020, Tokopedia đã ra mắt nền tảng cho vay ngang hàng của riêng mình, Dhanapala. Mảng kinh doanh này đặc biệt hướng tới các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) của Indonesia. Các khoản cho vay tiêu dùng nằm trong khoảng 2- 5 triệu IDR (138 - 345 USD) với trần lãi suất 3%, trong khi các khoản cho vay sản xuất được giới hạn ở mức 200 triệu IDR với lãi suất hàng tháng là 1,5 - 2,5%.

Tokopedia cũng ra mắt TokoScore, một hệ thống chấm điểm tín dụng, hệ thống đầu tiên thuộc loại này dành cho một nền tảng TMĐT ở Indonesia. Công ty đang đều đặn bổ sung các dịch vụ mới bổ sung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình trên thị trường trực tuyến, tạo ra một hệ sinh thái toàn diện cho người bán và người mua, bao gồm các khoản thanh toán, bảo hiểm và thậm chí là cung cấp vốn.

Chăm chút cho những DN nhỏ 

Theo Bộ Hợp tác xã và DN nhỏ và vừa của Indonesia, MSME là trụ cột của nền kinh tế Indonesia. Các DN nhỏ chiếm hơn 90% DN trong cả nước và đóng góp vào khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Mở một cửa hàng nhỏ, có thể là một warung (một dạng cửa tiệm tạp hóa nhỏ ngoài trời, thường phục vụ cho một khu phố duy nhất) đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc một warteg phục vụ các món ăn đường phố thịnh soạn, là nguồn thu nhập chính của nhiều người ở các thị trấn và thành phố nhỏ hơn.

Do phạm vi phủ Internet và trình độ số không đồng đều ở các thành phố và thị trấn nhỏ hơn của Indonesia, nhiều DN nhỏ chậm áp dụng các công cụ công nghệ mới. Thông thường, những DN này vẫn là DN tiền mặt, nơi mọi hoạt động hàng ngày đều được tiến hành thủ công. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Indonesia (CISP) tìm hiểu được rằng trong số 62,9 triệu MSME ở Indonesia, chỉ có 13% DN nhận thức được các dịch vụ số hóa có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh bổ sung, bao gồm danh sách thị trường và các chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Nhiều công ty công nghệ coi phân khúc này là chín muồi để gặt hái.

Tokopedia cũng ở trên mặt trận này. Những người bán không trực tuyến là cơ hội để Tokopedia có dấu ấn rộng rãi hơn, phát triển cơ sở người dùng rộng hơn và nhiều sản phẩm hơn nữa. Tokopedia đã ra mắt ứng dụng Mitra Tokopedia vào năm 2018. Tương tự như đối thủ Mitra Bukalapak của Bukalapak, nền tảng cho phép chủ sở hữu các DN nhỏ như cửa hàng tạp hóa và warung bán các nhu yếu phẩm kỹ thuật số như gói dữ liệu, mã thông báo điện tử và phiếu mua hàng trò chơi điện tử. Ứng dụng này cũng hoạt động như một thiết bị đầu cuối để đặt hàng bán buôn để tái nhập kho.

Sự phân nhánh kinh doanh tiếp tục kéo dài hơn nữa. Tokomart là một dịch vụ tạp hóa điện tử liên kết người dùng với cửa hàng được niêm yết gần nhất, có thể là một chi nhánh của LotteMart Indonesia hoặc Hypermart, có thể được hỗ trợ bởi Sayurbox hoặc một quầy hàng trên phố. Năm ngoái, để bắt kịp những thay đổi do đại dịch COVID-19 mang lại, Tokopedia đã bắt đầu chương trình phân phối bộ dụng cụ ăn uống có tên Nyam! Việc nhanh chóng bổ sung các dịch vụ mới này không chỉ giúp công ty duy trì động lực trong thời gian giãn cách xã hội mà còn mở ra nguồn doanh thu dài hạn, bởi vì thói quen đặt bữa ăn và hàng tạp hóa thông qua các ứng dụng có thể sẽ vẫn duy trì ngay cả sau khi đại dịch lắng xuống và cuộc sống trở lại bình thường.

Tại sao Tokopedia có giá trị đến vậy?

Giờ đây, Tokopedia là một thương hiệu rất khó bỏ qua, được định giá 7 tỷ USD và là kỳ lân lớn thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Grab của Singapore và Gojek của Indonesia, theo thông tin từ công ty CB Insights của Mỹ. Việc sáp nhập tiềm năng với Gojek sẽ tạo ra một thực thể có giá trị khoảng 18 tỷ USD. Sự "bắt tay" này có thể là một cách để hai công ty tiên phong về công nghệ của Indonesia thực hiện các đợt IPO màu hồng của nhau trong nhiệm vụ đạt được mức định giá chung từ 35 - 40 triệu USD như các công ty giao dịch công khai.

"Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định định giá của công ty. Một số trong số đó là dòng tiền dự kiến trong dài hạn, cùng với thị phần của công ty", Yudhistira của Indef cho biết.

Tokopedia liên tục nằm trong số ba nền tảng TMĐT được truy cập nhiều nhất ở Indonesia, mặc dù nó chưa bao giờ là một phần của bất kỳ sự kiện giảm giá lớn nào. Tokopedia coi doanh số bán hàng lớn là những dự án không bền vững. Mặc dù không còn dẫn đầu về lưu lượng truy cập web nữa - Shopee của Sea Group đã cố gắng chạy trước vào cuối năm 2019 - Tokopedia đã phục vụ 114.655.600 lượt truy cập hàng tháng trong quý cuối cùng của năm 2020.

Vị trí thống trị của Tokopedia càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta nhận ra rằng TMĐT chiếm phần lớn nhất trong nền kinh tế số của Indonesia. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Co., vào năm 2020, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Tokopedia đạt 32 tỷ USD - gần 73% GDP 44 tỷ USD của nền kinh tế số. Đến năm 2025, con số sẽ tăng thêm 21% và đạt 83 tỷ USD.

Nếu Tokopedia muốn tận dụng tối đa khả năng nắm giữ của mình đối với một lĩnh vực khổng lồ, Tokopedia phải đáp ứng nhiều hơn nữa cho tất cả người dùng và người bán. Việc hợp tác với công ty gọi xe Gojek có thể tăng cường khả năng hậu cần (logistics) của Tokopedia, trong khi các dịch vụ của Tokopedia trong phân khúc thực phẩm tươi sống phù hợp với dịch vụ tạp hóa GoMart của Gojek và dịch vụ giao bữa ăn GoFood. Hệ sinh thái B2B của Gojek - bao gồm các thiết bị đầu cuối tại điểm bán hàng (POS), ví điện tử GoPay, dịch vụ quảng cáo GoScreen và mạng lưới người bán - có thể thu hút những người bán sử dụng Tokopedia để bán hàng hóa của họ.

Định giá của Tokopedia phụ thuộc vào vị thế vững chắc của chính Tokopedia ở Indonesia, nơi vẫn còn nhiều chỗ cho nhiều người dùng hơn tham gia và sử dụng nền tảng. Heru Sutadi, Giám đốc điều hành của Viện công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Indonesia cho KrAsia biết: "jị trường TMĐT của Indonesia hiện đang trên đà đạt 83 tỷ USD vào năm 2025. Và Tokopedia là một trong những người chơi lớn nhất với vị thế vững chắc. Cổ phiếu của Tokopedia có thể thu hút các nhà đầu tư tìm cách tiếp xúc với lĩnh vực đang bùng nổ này".

Bất chấp điều đó, sẽ không phải là một chuyến đi dễ dàng đối với Tokopedia ngay cả khi phát hành cổ phiếu ra công chúng. Một đối thủ cạnh tranh trong nước, Bukalapak, cũng đang cân nhắc việc IPO trong năm nay. Hơn nữa, vào tháng 5/2020, Tokopedia đã bị chỉ trích sau khi thông tin cá nhân của 91 triệu người dùng có thể bị rò rỉ - một số trong số đó được rao bán trên web đen. Điều này đã thúc đẩy một cuộc điều tra của công ty và Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin của Indonesia. Mặc dù, Tokopedia đã giải quyết được ổn thoả, nhưng vấn đề này vẫn đặt ra câu hỏi về các phương pháp bảo mật dữ liệu và độ tin cậy lâu dài của nền tảng.

Tại sao IPO vào thời điểm này?

Vào đầu năm 2021, Tokopedia được cho là đã được một công ty séc khống (blank check company) tiếp cận cho việc sáp nhập SPAC, công ty sẽ đưa Tokopedia IPO tại Mỹ. Nhưng Chủ tịch Patrick Cao đã bày tỏ mong muốn được niêm yết trong nước.

Yudhistira của Indef cho biết một vài yếu tố quyết định đến việc Tokopedia sẽ ra mắt công chúng trong năm nay. "Đầu tiên, cả hai công ty Tokopedia và Gojek đều đã đủ trưởng thành để ngừng giai đoạn đốt tiền và lẽ ra phải bắt đầu tạo ra lợi nhuận".

Hiện tại, đối thủ lớn của Tokopedia chắc chắn là Shopee của Sea Group, hiện là cổng TMĐT hàng đầu ở Indonesia và tiếp tục mở rộng khoảng cách về lượng người dùng hoạt động hàng tháng. Vào cuối năm 2020, Shopee đã có nhiều hơn 15 triệu lượt viếng thăm hàng tháng so với Tokopedia.

Với nguồn vốn dồi dào từ Sea Group, Shopee có thể bán sản phẩm với mức chiết khấu cao và khuyến mãi như miễn phí giao hàng. Những chương trình khuyến mãi này đã có hiệu quả trong việc thu hút người tiêu dùng Indonesia. Số lượng người dùng của ví điện tử Shopee, ShopeePay, đang tăng lên ở Indonesia, khiến cổ phần của các bước đột phá của Tokopedia trong lĩnh vực fintech thậm chí còn cao hơn.

Tokopedia đã đạt đến một quy mô mà rất khó để gọi vốn cần thiết. Năm ngoái, khi công ty kêu gọi 350 triệu USD từ các nhà đầu tư, Tokopedia đã không thể thu hút được toàn bộ số vốn này. Google và công ty mẹ thuộc sở hữu của chính phủ Singapore Temasek cuối cùng đã rót vốn vào tháng 11/2020, nhưng khoản đầu tư đã không đạt được mục tiêu ban đầu. IPO sẽ là một cách mới để công ty tìm được nguồn thu mới. Yudhistira cho hay: "Huy động tiền từ IPO dường như là con đường khả thi nhất để Tokopedia duy trì vị thế của mình. Nhưng vì hoạt động solo có thể không đủ hấp dẫn đối  với các nhà đầu tư, hai công ty Tokopedia và Gojek phải hợp nhất để tăng nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước, hoặc có thể là từ nước ngoài".

Hơnnữa,đãđếnlúccácnhàđầutưthuđượclợinhuận từsốtiềnhọđãđổvàoTokopedia.ChủtịchkiêmCEO SoßBankGroupMasayoshiSonđượccholàđãthúcđẩy sựhợptácgiữaGojekvàTokopedia,tạođộnglựcchokế hoạchIPOcủacảhaicôngty.

Trước đó hồi tháng 2, theo thông tin của Nikkei Asia, CEO Masayoshi Son cũng đã thúc giục một số công ty đầu tư nổi tiếng của SoßBank tiến lên niêm yết trên thị trường chứng khoán. CEO Masayoshi Son cho biết các công ty nên tận dụng sự khao khát mạnh mẽ của nhà đầu tư đối với lĩnh vực công nghệ. Với không gian gọi vốn không còn nhiều, động lực của Tokopedia phát hành cổ phiếu ra công chúng có thể là một bước đi quan trọng đối với một công ty đã tiến rất xa trong một khoảng thời gian rất ngắn, tất cả đều bắt nguồn từ mong muốn tìm được những cuốn sách mà người sáng lập Tokopedia Tanuwijaya muốn đọc từ thời thơ bé.


(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 4 tháng 4/2021)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của kỳ lân tỷ đô Indonesia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO