Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp luôn khẳng định được vị thế đóng góp cho kinh tế của đất nước. Các chính sách của Việt Nam đã chứng minh được sự phù hợp và tạo động lực phát huy những tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp Việt Nam, đưa Việt Nam từ một nước nhận viện trợ lương thực thành một trong những nước xuất khẩu lương thực.
Qua 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay diện mạo nông thôn của tỉnh Bắc Ninh đã có những đổi thay mạnh mẽ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên qua từng năm.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là một trong những mục tiêu hướng đến trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam, trong đó, ứng dụng CNTT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là yếu tố không thể thiếu.
Việc áp dụng các công nghệ số trong nông nghiệp đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng, thay đổi cách nông dân quản lý cây trồng, vật nuôi của họ. Bằng việc sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ số, nông nghiệp đang dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Chuyển đổi số mang đến những giá trị mới và bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
Thúc đẩy ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo đã được tập trung bàn thảo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện nội dung TT&TT thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ TT&TT tổ chức ngày 16/9.
“Thế hệ” nông nghiệp chính xác bắt đầu từ những năm 1990 cùng với sự ra đời của Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Một loạt các thiết bị cảm biến, màn hình, bộ điều khiển cũng được phát triển trong thời gian đó. Điện toán di động, Internet tốc độ cao, các vệ tinh đáng tin cậy nhanh chóng được ra đời và áp dụng, khiến cho phạm vi tiếp cận và sử dụng nông nghiệp chính xác tăng lên rất nhiều trong thập kỷ qua, chạm đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nông.
Một thuật ngữ tương đối mới đang liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây: nâng cấp kỹ năng – upskilling (thông qua quá trình học hoặc là dạy các kỹ năng mới).
Theo Chỉ số Số hóa các ngành 2015 (Industry Digitalization Index 2015) của McKinsey Global Institute thì việc ứng dụng các công nghệ số vào nông nghiệp là ở vị trí cuối cùng. Để gia tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên thân thiện thì ngành nông nghiệp cần phải được chuyển đổi số để trở nên “thông minh” hơn. Vậy công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp cần phải như thế nào?