Ai Cập đẩy mạnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành cứu cánh, và là một trong những nhân tố quan trọng trong thế giới hậu đại dịch. Ai Cập đã nhận thấyCĐS là nhu cầu cấp thiết, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Kế hoạch CĐS đã được đưa vào Tầm nhìn Ai Cập 2030. Tầm nhìn là sáng kiến do Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đưa ra vào tháng 2/2016 nhằm gắn kết đất nước với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) do Liên Hợp Quốc (LHQ) đề ra.
Bộ Truyền thông và CNTT đã khởi động dự án Digital Egypt đặt nền móng cho việc chuyển đổi Ai Cập thành một xã hội số dựa trên ba trụ cột, bao gồm CĐS, đổi mới số, cũng như các kỹ năng số và việc làm.
Tăng tốc cácnỗ lực
Ứng phó với đại dịch và những thách thức liên quan, Ai Cập đã và đang đẩy mạnh nỗ lực trong lĩnh vực này. Theo kế hoạch ngân sách, Ai Cập đã tăng phân bổ đầu tư công cho lĩnh vực CNTT và truyền thông (ICT) lên 300%, điều chưa từng có trong năm tài chính 2021 - 2022, để thúc đẩy CĐS.
Liên đoàn Phòng Thương mại Ai Cập, hợp tác với Bộ Kinh doanh công và Hệ thống Microsoft và Fiber Misr, đã khởi động sáng kiến Tương lai kỹ thuật số, nhằm hỗtrợ các doanh nghiệp nhỏ vàvừa (SME) ở Ai Cập CĐS trong bối cảnh khủng hoảng.
Trong đánh giá gần đây về lĩnh vực ICT của Ai Cập, Tập đoàn Kinh doanh Oxford (OBG) cho biết sự phát triển trong thập kỷ qua đã đưa ngành công nghệ của Ai Cập lên một vị trí vững chắc, đồng thời cho biết quốc gia này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ thâm nhập Internet trong thời gian gần đây.
Trong mộtthông báo được công bố vào tháng 7 về chương trình CĐS của Ai Cập, OBG cho biết các cải cách kinh tế của Ai Cập, được áp dụng từ năm 2016, cùng với việc đẩy mạnh CĐS đã giúp nền kinh tế Ai Cập có khả năng phục hồi khi đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19.
"Sự chuyển dịch ban đầu sang lĩnh vực kỹ thuật số của hầu hết các DNđã làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ ICT và nhấn mạnh nhu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng và năng lực hơn nữa. Các xu hướng như sự chấp nhận rộng rãi hơn đối với công việc từ xa, thanh toán số và nền tảng thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng tốc trong những năm tới. Điều này sẽ dẫn đến cơ hội không chỉ cho đầu tư mà còn cho sự hợp tác công-tư để tăng cường cơ sở hạ tầng số", OBG lưu ý.
CĐSlà một chính sách cốt lõi
Traođổi với Ahram Online, Giám đốc điều hành của Cơ quan Phát triển Công nghiệp CNTT (ITIDA) Amr Mahfouz cho biết CĐS là chính sách cốt lõi mà Ai Cập đặt ra để đạt được một nền kinh tế linh hoạt hơn.
Mahfouz lưu ý rằng Chính phủ Ai Cập đã phân bổ các khoản đầu tư trị giá 1,6 tỷ USD từ năm 2018 - 2020 để cải thiện việc cung cấp Internet, điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho những thay đổi và bình thường mới do đại dịch gây ra.
"Khi mọi người phải rời văn phòng, chúng tôi có khả năng cho phép họ làm việc tại nhà và điều này đã giúp chúng tôi định vị Ai Cập là một địa điểm lý tưởng để cung cấp dịch vụ CNTT và quảng bá điều này trên toàn thế giới", Mahfouz tiếp tục.
Trước những thách thức do đại dịch toàn cầu mang lại, ITIDA đã đưa ra một gói kích thích bổ sung cho các nhà xuất khẩu CNTT trong nước thông qua một vòng mới của chương trình "Xuất khẩu CNTT", tạonêncácưu đãi về CNTT đối với số tiền thu được từ xuất khẩu giá trị gia tăng trong hai năm liên tiếp, 2019 và năm 2020, trong một bước chưa từng có để đối phó với COVID-19.
Hơn nữa, ITIDA đã ra mắt Chươngtrình "Cơ hội của chúng tôi là nền tảng số" vào năm 2020, trong làn sóng đầu tiên của đại dịch, nơi các dự án CĐS quốc gia được dànhđể hỗ trợ đặc biệt cho các DN nhỏvà vừa để triểnkhai trực tiếp hoặc hợp tác với các công ty lớn hơn.
Ứng phó với đại dịch
Theo một báo cáo gần đây của Decode - một cơ quan tư vấn kinh tế và tài chính - về số hóa ở Ai Cập, Covid-19 đã thúc đẩy chính phủ đẩy nhanh chương trình CĐS, chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, bất động sản, nông sản, thương mại bán lẻ, fintech, ngân hàng, giáo dục và cậpnhật thuếthuế và hải quantrực tuyến.
Cũngtheo báo cáo, Ai Cập đã đạt được mức tăng trưởng trong lĩnh vực này trước đại dịch, khi số lượng đăng ký Internet di động và ADSL đã tăng lần lượt 29% và 16%, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 9/2020. Số thuê bao băng rộng cố định đăng ký mới cũng tăng 4%, trong khi thuê bao di động đăng ký mới vẫn gần như ổn định dù đã ở mức cao.
Trong nghiên cứu mới nhất của mình, được ban hành vào tháng 8/2020, giữa làn sóng đầu tiên của đại dịch, Visa tiết lộ rằng người dùng thanh toán không tiếp xúc ở Ai Cập đã đạt mức tăng 78% và người dùng mã QR tăng 44%. Ngoài ra, số người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng 80%, trong khi số lượng người tiêu dùng thanh toán trực tuyến qua thẻ và ví điện tử tăng 20% trong bối cảnh đóng cửa và thực hiện giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của đại dịch.
Hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn
Giám đốc khu vực của GoDaddy - một công ty đăng ký tên miền Internet giao dịch công khai của Mỹ, tập trung vào các doanh nhân trên toàn cầu - ở Trung Đông và Châu Phi Selina Bieber nói với Ahram Online rằng CĐS là cần thiết cho một tương lai tốt đẹp hơn và nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Bà nói thêm rằng Ai Cập đangở vào một giai đoạn đầy hứa hẹn cho quá trình CĐS, khi nói rằng người dùng Internet ở nước này đã đạt 59,1 triệu người với tỷ lệ sử dụng Internet là 57,3%là khá cao. Ngoài ra, thời gian trực tuyến trung bình hàng ngày là 7 giờ 36 phút.
Hơn nữa, người dùng mạng xã hội ở Ai Cập đã đạt 49 triệu người, trong khi nước này có 95,8 triệu kết nối di động (tương đương 92,7% dân số cả nước), với 90% là kết nối điện thoại thông minh.
GoDaddy cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2020, cho thấy 27% doanh nhân ở Ai Cập có sự hiện diện của công ty trên mạng xã hội, 25% có trang web và 59% có ý định xây dựng một trang web với sựtin tưởng trang web có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh những thách thức tiếptục diễn ra.
Theo khảo sát, 30% trong số họ nói rằng lý do họ tạo ra sự hiện diện trực tuyến là để trông thật chuyên nghiệp.
Mahmoud Mohieldin, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đại diện cho Ai Cập và các nước Ả Rập, cho biết đầu tư vào CĐS - cùng với đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển các khu vực nông thôn - là những ưu tiên chính của Ai Cập để hướng tới tăng trưởng kinh tế.
Các thách thức phía trước
Trao đổi với Ahram Online trong một sự kiện do AmCham tổ chức, Sherif Kamel, cựu chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Cairo (AmCham) cho biết CĐS mang lại cơ hội đáng kể cho Ai Cập.
"Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải được hỗ trợ bằng cách thiết lập cơ sở hạ tầng thiết yếu, cung cấp nguồn nhân lực, tạo ra khuôn khổ pháp lý và quy định phù hợp. Ngoài ra, nó cần một môi trường đầu tư thích hợp để khuyến khích khu vực tư nhân phát huy vai trò của mình", ông Kamel nói.
Theo Tạp chí Tài chính và Phát triển (F&D) của IMF phát hành vào tháng 3/2021, đại dịch không chỉ tàn phá kinh tế và xã hội mà còn tạo ra cơ hội cho các quốc gia châu Phi phát triển kỹ thuật số, vì cácnước ở lục địa này sẽ phải xây dựng lại nền kinh tế của mình./.