25triệungườidùngsauhơn7 năm ra mắt
Tính đến cuối tháng 12/2020, sau hơn 7 năm kể từ khi chính thức ra mắt, Cốc Cốc đã đạt 25 triệu người dùng, bao gồm 4 triệu người dùng trên smartphone, nâng mức thị phần trên di động lên 2,7%, tăng 1,5 lần so với năm 2019. Đặc biệt, mới đây, với thành tích đạt được 13 triệu lượt tải trên di động, Cốc Cốc đã vươn lên vị trí top 4 trình duyệt di động phổ biến nhất tại Việt Nam và là trình duyệt đứng thứ nhất trong số các ứng dụng miễn phí trên App Store vào tháng 11/2020.
Thống kê từ StatCounter về thị phần trình duyệt ở Việt Nam cũng cho thấy, tính đến tháng 2/2021, Cốc Cốc đang nằm trong top 3 trình duyệt lớn nhất Việt Nam với 8,9% thị phần, sau Chrome và Safari. Trong đó phiên bản máy tính, Cốc Cốc đang chiếm 14,12% thị phần, chỉ thua Chrome, còn trên di động Cốc Cốc mới có khoảng 3% thị phần, đứng sau Chrome, Safari và trình duyệt Samsung.
Còn với thị phần công cụ tìm kiếm, Cốc Cốc đang chiếm 5,28% thị phần trên các nền tảng, với 8,63% thị phần trên máy tính và 1,58% thị phần trên di động.
Bên cạnh đó, Cốc Cốc không phải là một cái tên "Make in Vietnam" duy nhất làm trình duyệt và công cụ tìm kiếm. Trước Cốc Cốc, rất nhiều công cụ tìm kiếm Việt đã từng tuyên chiến với Google nhưng rồi đều chìm vào quên lãng chỉ sau một vài năm, có thể kể đến như Socbay, Xalo, tìm nhanh hay mới nhất là năm 2013 với Wada… hay trình duyệt thì có thể kể đến như các sản phẩm của Viettel, Bkav.
Khi bắt đầu, không có nhiều người tin Cốc Cốcsẽthànhcông
Nếu như năm 2013, khi mới được ra mắt, nhiều người biết đến Cốc Cốc như một công cụ tìm kiếm "thách thức" Google cùng với một công cụ tìm kiếm khác là Wada tại thời điểm đó. Tuy nhiên, những năm sau đó, Cốc Cốc là trình duyệt vẫn được nhiều người "rỉ tai" nhau cài đặt nhờ những tiện ích mà công cụ lướt web này đem lại như tải file video dễ dàng, hay cho phép tải link Torrent… mà không cần cài đặt thêm phần mềm khác.
Theo bà Đào Thu Phương, Phó Tổng Giám đốc Cốc Cốc, dù hiện nay nhiều người biết đến trình duyệt Cốc Cốc hơn nhưng công ty không hề chuyển hướng, chỉ tập trung phát triển trình duyệt mà vẫn duy trì song song cả công cụ tìm kiếm. Phát triển đồng thời cả công cụ tìm kiếm và trình duyệt vẫn là cách mà các công ty trên thế giới vẫn tiếp cận, có thể kể đến Microsoft với Bing và EDGE hay Google với Google và Chrome. "Trênthếgiới,nhiềuquốcgiacóthểpháttriểnđượctrìnhduyệtđểbánlạitrafficnhưngkhôngcónhiềunướctự xây dựng công cụ tìm kiếm riêng giốngnhưCốcCốcở Việt Nam", bà Phương nói.
Theo bà Phương, ý tưởng xây dựng công cụ tìm kiếm của Cốc Cốc bắt đầu từ cựu CEO Cốc Cốc Victor Lavrenko, người đã từng sáng lập Nigma.ru tại Nga. Sau đó, Victor và 3 founder của Cốc Cốc ở Nga đã tìm được ý tưởng chung trong việc xây dựng một công cụ tìm kiếm ở Việt Nam. Để rồi, iTim đã ra đời và được đổi tên thành Cốc Cốc.
Bà Phương cho rằng, khi Cốc Cốc ra đời vào thời điểm 2013, đa phần mọi người đều cho rằng sẽ rất khó thành công, khi mà Google đã chiếm phần lớn thị trường. Chưa kể đến, vào thời điểm đó, Cốc Cốc là một sản phẩm phải mất 3 năm mới có thể ra mắt, rồi khi giới thiệu rộng rãi lại nhận được những phản hồi tiêu cực của người dùng. Điều đó đã khiến ngay cả ở Cốc Cốc, ban đầu, không phải ai cũng thực sự tin vào sự thành công của công ty. Bởi vì, ý tưởng xây dựng công cụ tìm kiếm là một ý tưởng điên rồ, do đây là một việc rất khó và cần nhiều nhân lực, cơ sở hạ tầng.
Bà Phương cho rằng, khi xây dựng công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, khó khăn nhất vẫn là xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, nhất là cách chia từ vì kể cả có thuật toán tốt mà không có cách xử lý ngôn ngữ tốt thì cũng không thể trả về kết quả tốt được. Khó khăn tiếp theo là việc xử lý ranking (xếp hạng) các trang web gửi kết quả hiển thị cho người dùng.
Lý giải về lý do tại sao Cốc Cốc phải mất tới 3 năm mới có thể ra mắt chính thức được, bà Phương cho rằng, do Cốc Cốc phải xây dựng mọi thứ từ con số 0, không có sự kế thừa từ bất kì sản phẩm nào trước đó. Trong khi việc xây dựng công cụ tìm kiếm cực kì phức tạp, dù phần hiển thị (front -end) và quy trình hoạt động khá đơn giản: Khi người dùng gõ tìm kiếm, truy vấn sẽ được gửi về máy chủ để xử lý, phân tích xem người dùng đang tìm kiếm gì? Tuy nhiên, để có kết quả tìm kiếm của người dùng, trước đó, Cốc Cốc phải tải (craw) toàn bộ dữ liệu các trang web ở Việt Nam rồi phân mục (index) sao cho dễ tìm kiếm nhất. Vì thế, phần bên trong hệ thống (back end) của công cụ tìm kiếm rất phức tạp và yêu cầu cơ sở hạ tầng lớn. Chưa kể đến, nếu ra mắt sản phẩm khi chưa thực sự tốt thì người dùng sử dụng, thử một vài truy vấn mà kết quả trả về không được như mong muốn thì để họ quay trở lại dùng sản phẩm của mình sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Theo bà Phương, đó là lý do tại sao trong suốt 3 năm xây dựng sản phẩm, Cốc Cốc đã rất nhiều lần lùi thời gian ra mắt sản phẩm lại vì thấy kết quả tìm kiếm theo các dạng từ khoá vẫn chưa thực sự tốt so với Google. Chỉ đến khi đội ngũ phát triển sản phẩm thấy rằng, Cốc Cốc đã bằng khoảng từ 7-8/10 so với Google thì mới chính thức ra mắt sản phẩm.
"Khi người sử dụng đánh giá Cốc Cốc chỉ bằng 4/10 so với Google thì họ sẽ đánh giá thấp sản phẩm và không quay lại để dùng. Chỉ khi nào chúng tôi bằng được 7-8/10, người dùng sẽ không quan tâm đến việc đang dùng công cụ tìm kiếm nào, miễn sao tìm được kết quả mình cần", bà Phương nói.
Thành công nhờ hiểu đối thủ và người dùng Việt Nam Có thể nói, Cốc Cốc là một sản phẩm "Make in Vietnam" hiếm hoi thành công mà gần như chi rất ít tiền cho hoạt động marketing, truyền thông nhưng vẫn đạt hiệu quả "viral" khi có thời điểm mọi người thường "rỉ tai" nhau cài Cốc Cốc để tải video dễ dàng hơn. Đã có những câu chuyện bên lề mà được đồn đại về việc tuyển dụng vị trí marketing, truyền thông cho Cốc Cốc, trong đó một yêu cầu "tế nhị" khi phỏng vấn đó là lên được bài miễn phí trên báo chí và truyền hình.
"Để sản phẩm có thể tự viral, Cốc Cốc luôn phát triển và hành động theo phương châm "user first", "nghĩ tầm thế giới, bắt đầu tại địa phương", trong đó phát triển tính năng gần gũi, sát sao nhất với nhu cầu của người Việt, các tính năng như tải video, nhạc trên YouTube nhờ Cốc Cốc… là một phần làm nên sự thành công của Cốc Cốc. Tuy nhiên, đó không phải là tính năng duy nhất giúp Cốc Cốc tăng được người dùng trong những năm qua, mà còn do Cốc Cốc có thể giúp tiết kiệm thời gian gõ tiếng Việt có dấu cho người dùng và xử lý ngôn ngữ tiếng Việt tốt", bà Phương nhấn mạnh.
Nói về sự thành công của Cốc Cốc, theo bà Phương, đầu tiên phải do yếu tố nhân sự, Cốc Cốc có đội ngũ nhân viên và kỹ sư giỏi đã có kinh nghiệm xây dựng các sản phẩm tương tự ở các thị trường khác như Nga, Mỹ.
Ngoài ra, để có được Cốc Cốc ngày hôm nay, theo bà Phương còn có 2 yếu tố, đầu tiên là phải tin tưởng vào những điều mình làm. Tiếp theo đó là việc phải hiểu người dùng cần gì, đối thủ cạnh tranh của mình tại thời điểm đó mạnh và yếu ở điểm nào. Bởi vì, nếu thị trường chỉ có một đơn vị cung cấp sản phẩm, sản phẩm đó tốt hay không tốt thì người dùng cũng không có sự lựa chọn nào khác.
Kinh nghiệm tại Nga cho thấy, khi thị trường có từ 2 sản phẩm trở lên thì do cạnh tranh, công ty nào cũng phải liên tục có sự đầu tư, cải tiến để làm tốt hơn đối thủ. Vì thế, nhờ có Cốc Cốc cạnh tranh ở thị trường tìm kiếm ở Việt Nam, cộng thêm sự phát triển nhanh của thị trường Internet mà đã thu hút được sự chú ý, đầu tư vào sản phẩm của Google. Cách đây 5-7 năm, Google Maps ở Việt Nam chưa thực sự tốt và có rất nhiều rác nên Cốc Cốc mới quyết định phát triển bản đồ Nhà Nhà. Thậm chí, tại thời điểm đó, ngay cả công cụ tìm kiếm của Google cũng chưa xử lý ngôn ngữ tiếng Việt hiệu quả.
Do đó, ngay từ khi ra mắt, Cốc Cốc xác định, để tồn tại được, sản phẩm của mình phải hiểu người dùng Việt Nam cần gì, giải quyết được những bài toán thực tế của thị trường và các vấn đề về hạ tầng tại thời điểm đó, khi mà cách đây 7-8 năm Internet tại Việt Nam vẫn chưa tốt như hiện nay. "Đánh giá thế mạnh và điểm yếu của đối thủ để tìm ra những thị trường ngách phù hợp và giải quyết được Pain Point (nỗi đau của người dùng) là cách đi của Cốc Cốc trước Google. Đó cũng chính là lý do Cốc Cốc thành công cho đến hiện tại", bà Phương chia sẻ thêm.
Trong 10 năm kể từ khi Cốc Cốc bắt đầu những dòng code đầu tiên, công ty thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ "giải tán" vì thị trường rất khó khăn và không phải năm nào công ty cũng có kết quả kinh doanh tốt, trong khi chi phí vận hành rất lớn. Vì thế, trong những năm gần đây, Cốc Cốc chọn đi chậm mà chắc, tập trung vào những sản phẩm gắn liền với core (lõi) của mình để tận dụng lợi thế và hỗ trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên, nói về thời điểm "đen tối" nhất của Cốc Cốc, bà Phương cho rằng, đó năm 2014, trước khi Tập đoàn truyền thông hàng đầu nước Đức Hubert Burda Media đầu tư vào công ty. "Sau 4 năm làm sản phẩm, chưa đem lại nhiều doanh thu để trang trải chi phí, nên dù giá trị công ty đi lên vì có nhiều người dùng nhưng vẫn chưa biết cách để kiếm được tiền, trong khi chi phí để nuôi được sản phẩm trình duyệt và tìm kiếm rất tốn kém", bà Phương nói.
Tạo cơ chế cạnh tranh công bằng cho các sản phẩm "Make in Vietnam"
Theo bà Phương, so với thời điểm năm 2010, khi Cốc Cốc bắt đầu khởi nghiệp, các sản phẩm Make in Vietnam hiện naygặp nhiều thuận lợi khi cơ quan quản lý đãcó nhiều chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ startup hơn so với thời gian trước đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, các chính sách mới chỉ dừng ở mức độ hỗ trợ (support) chung chung mà chưa được hiện thực hoá một cách cụ thể. Trình độ chuyên môn của nhân sự công nghệ Việt Nam cũng đang ngày càng cao, có thể nói là không thua kém bất kì quốc gia phát triển nào. Tuy nhiên, với trào lưu startup hiện nay và liên tục được các quỹ đầu tư rót vốn để phát triển, đã dẫn đến việc cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực nhân sự CNTT. Điều này đã dẫn đến chi phí cho nguồn nhân lực này tăng lên rất lớn và đang cao hơn giá trị thật.
Bên cạnh đó, với việc các Hiệp định thương mại liên tục được ký kết, mặc dù các công ty trong nước được hỗ trợ nhiều hơn nhưng cũng đem lại cơ hội cho các công ty nước ngoài. Trong khi, nhiều thương hiệu, công ty Việt lại chưa tạo được những sản phẩm đủ mạnh để cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài – có sự nhất quán cả về thông điệp cho tới trải nghiệm khách hàng.
Khi được hỏi nếu Cốc Cốc khởi nghiệp ở thời điểm hiện nay thì có thể thành công như hiện tại hay không, bà Phương cho rằng, việc khởi nghiệp ở hiện tại có lợi thế hơn về nhân sự cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng đổi lại, nhu cầu của người dùng ngày càng tăng lên và khắt khe hơn. "Cốc Cốc thành công nhờ đánh trúng nhu cầu của người dùng tại thời điểm đó, khi mà cơ sở hạ tầng Internet ở Việt Nam vẫn chưa thực sự tốt, thì lợi thế đó hiện nay đã không còn nữa. Do đó, Cốc Cốc sẽ phải đi tìm kiếm những yếu tố cạnh tranh khác nhưng khó khăn hơn rất nhiều", bà Phương chia sẻ.
Chia sẻ về điểm mạnh và điểm yếu của các startup Việt hiện nay, theo bà Phương, các doanh nghiệp trong nước cận tận dụng lợi thế thấu hiểu tâm lý, hành vi người dùng Việt. "Một thương hiệu, sản phẩm Việt chỉ cần chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ dần chiếm được cảm tình của người dùng vì chất lượng và uy tín là hai yếu tố quan trọng nhất", bà Phương nói.
Đồng thời, "Make in Vietnam" là một kế hoạch dài hạn, cần sự quyết tâm cao độ của cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nhà nước cần có những chínhsáchhỗtrợthiếtthựcđốivớicácsảnphẩm"MakeinVietnam"đểcóthểcạnhtranhvới các công ty nước ngoài. Như tại châu Âu đang được áp dụng quy định, các ứng dụng không được cài đặt sẵn trên điện thoại mà phải tạo ra môi trường cạnh tranh đồng đều giữa các sản phẩm. Ví dụ như với điện thoại Android, các sản phẩm của Google không được cài đặt từ khi xuất xưởng mà khi người dùng mua máy, họ có quyền lựa chọn ứng dụng, công cụ tìm kiếm mà mình sẽ cài đặt. "Nếu ở Việt Nam cũng được áp dụng quy định này, người dùng sẽ được gợi ý những sản phẩm, ứng dụng "Make in Vietnam"được cơ quan nhà nước kiểm chứng. Khi đó, Cốc Cốc có thể được công bằng hơn trong cạnh tranh với những sản phẩm khác của nước ngoài", bà Phương kết luận.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 3 tháng 3/2021)