Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới

Minh Thiện| 07/04/2021 15:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngay sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là sự bùng nổ công nghệ mới, tạo ra những thay đổi lớn cách con người sống và làm việc. Đại dich COVID-19 khiến hoạt động của cả thế giới rơi vào trạng thái “đóng băng”, gây suy thoái kinh tế tại hầu hết các quốc gia.

Để tồn tại trong "trạng thái bình thường mới", rất nhiều hoạt động mà trước đó phải hiện diện trực tiếp tại trụ sở, văn phòng... thì nay chuyển sang tương tác online, làm việc trực tuyến từ xa. Một số công tác quản lý, điều hành của Chính phủ đến các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, khám chữa bệnh, học hành, thậm chí các sự kiện văn hóa đều được khuyến khích thực hiện trên môi trường số. Mọi thứ đều sẵn sàng để trực tuyến (online), thực hiện từ xa trên môi trường mạng theo thời gian thực. Nếu coi hậu quả đại dịch COVID-19 gây ra là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần thứ 4 thì tiếp sau đó sẽ bùng nổ làn sóng chuyển đổi số để ứng dụng các công nghệ số trực tuyến, đáp ứng cuộc sống số trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy này và đang tích cực triển khai xây dựng xã hội số.

Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới  - Ảnh 1.

Ông Đặng Thanh Hưng – Giám đốc Trung tâm CNTT, Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp, VNPT Vinaphone – chia sẻ về xu hướng công nghệ trong năm 2021

 Khủng hoảng và bùng nổ công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số

Trong những năm gần đây, Chính phủ, doanh nghiệp các nước trên thế giới – trong đó có Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn, đòi hỏi những sự thay đổi để phù hợp trước sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, chuyển đổi số (Digital Transformation) trở nên phổ biến và là xu hướng tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Xu hướng chung về chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp bách hơn khi từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, giáng đòn nặng nề vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn xã hội. Những khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, điều hành hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và thực hiện chuyển đổi số, thay đổi và tìm kiếm các mô hình/phương thức kinh doanh mới. Nếu nhìn ở một góc độ tích cực, COVID-19 được đánh giá như một "cú hích" bắt buộc các doanh nghiệp phải đi nhanh hơn trên con đường chuyển đổi số.

Ông Đặng Thanh Hưng – Giám đốc Trung tâm CNTT, Ban Khách hàng Doanh nghiệp, VNPT Vinaphone – chia sẻ: Thiên tai, dịch bệnh là vấn đề mà con người không thể lường trước, năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp SME và có thể coi đây là cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu lần thứ 4. Có mối liên quan đặc biệt giữa những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với bùng nổ làn sóng công nghệ mới.

Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới  - Ảnh 2.

Giai đoạn những năm 1997-1998, khủng hoảng kinh tế lần thứ nhất: Khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Liên Xô, ra đời máy tính cá nhân, ứng dụng phần mềm và hệ thống mạng nội bộ.

Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khủng hoảng kinh tế lần thứ 2: Khởi đầu từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á, sự kiện Y2K, bùng nổ Internet và di động.

Những năm 2008-2009, bắt đầu khủng hoảng kinh tế lần thứ 3: Khủng hoảng tài chính toàn cầu GFC, bắt đầu với cuộc khủng hoảng thị trường địa ốc tại Mỹ, Dịch cúm A (H1N1) lan nhanh đến 214 quốc gia với hơn 18 nghìn người thiệt mạng. Sau cuộc khủng hoảng này là sự bùng nổ của kinh tế chia sẻ.

Gần đây nhất, năm 2019-2020 có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ 4 với mở màn là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và được bồi thêm "một nhát chí mạng" bởi Corona virus. Lúc này, trên toàn cầu bùng nổ kinh tế số tại nhà và xã hội công nghệ 5.0.

Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới  - Ảnh 3.

Kinh doanh online toàn cầu tăng trưởng chưa từng thấy, ngay cả ở những nền kinh tế tăng trưởng âm. Bloomberg ước tính thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á tăng trưởng hơn 60% trong năm 2020 và đạt doanh số gần 175 tỷ USD vào 2025. Điều đó đồng nghĩa với mức tăng trưởng gần 5 lần trong 6 năm.

Ngành công nghiệp game online năm qua đạt hơn 180 tỷ USD, bằng cả tất cả ngành công nghiệp thể thao và phim ảnh cộng lại. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là phân khúc game online qua điện thoại di động, dự kiến sẽ tiếp tục tăng 14% mỗi năm trong 5 năm tới.

Số người sử dụng dịch vụ hội họp qua mạng Zoom tăng từ 10 triệu lên 300 triệu người mỗi ngày sau chỉ hơn một năm. Giá trị thị trường của Zoom, từ một công ty không ai biết, trở thành công ty gần 50 tỷ USD - lớn hơn tổng giá trị thị trường của tất cả các hãng hàng không lớn nhất của Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Cổ phiếu Zoom từ mức quanh 60 USD hồi đầu năm 2020 đã lên đến gần 600 USD trước khi giảm lại còn hơn 340 USD vào cuối năm vừa qua. Báo Mỹ cho biết có những người đã trở thành triệu phú trong mùa dịch nhờ đầu tư cổ phiếu của những công ty công nghệ như Zoom hay Tesla.

Tại Việt Nam, đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là bùng nổ nhu cầu học trực tuyến. Số liệu từ VNPT cho thấy, Tập đoàn này đã triển khai giải pháp E-Learning cho 20.509 trường học; Khởi tạo 8.661.880 tài khoản học sinh, 621.587 tài khoản giáo viên. Ứng dụng VnEdu Mobile App đứng TOP 1 Viet Nam trong danh mục ứng dụng giáo dục và đào tạo.

Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới  - Ảnh 4.

Ông Ngô Văn Tẩu - Tổng Giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM – chia sẻ với báo chí về lộ trình phát triển các sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số của Công ty

Tiếp theo là nhu cầu khám chữa bệnh từ xa: Giải pháp đăng ký khám bệnh và tư vấn sức khỏe từ xa VnCare được nhiều bệnh viện quan tâm và triển khai một cách đột biến khi dịch bệnh hoành hành.

Bùng nổ làm việc từ xa trong khối các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Ông Đặng Thanh Hưng cho biết: Trong năm 2020, giải pháp VNPT eMeeting phục vụ hơn 1000 cuộc họp của các Cơ quan Nhà nước, trong đó có nhiều cuộc họp triển khai phương án phòng chống COVID-19

Các công nghệ kỹ thuật số trực tuyến được áp dụng mạnh mẽ cho những dịch vụ tài chính – ngân hàng như eKYC (trong thời gian ngắn, VNPT triển khai eKYC cho hơn 10 ngân hàng & công ty tài chính) hoặc ký hợp đồng điện tử (E-CONTRACT)

Theo BCG Global Digital Transformation Survey 2020 (April-June,2020): Hơn 80% Lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết trong tình hình COVID-19; Làm việc từ xa ở quy mô lớn, an toàn an ninh mạng, thương mại và tiếp thị điện tử, tự động hóa trở thành ưu tiên cao trong COVID-19; khoảng 65% lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng đầu tư vào chuyển đổi số.

Chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ trực tuyến vào hầu hết mọi mặt trong cuộc sống đang trở thành làn sóng mới trên toàn cầu. Việt Nam đã thích ứng khá nhanh chóng và đang quyết liệt triển khai chuyển đổi số từ Chính phủ tới các doanh nghiệp.

 Xu hướng công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số trong năm 2021

"Để hoạt động hiệu quả và hiệu quả trong môi trường phức tạp, liên kết với nhau và thay đổi nhanh chóng ngày nay, các Chính phủ cần thiết kế lại cấu trúc và quy trình của mình để tận dụng một loạt các tác nhân và công cụ mới" (Nguồn: World Economic Forum, Future of Government Report). Hoạt động chuyển đổi số sẽ được thúc đẩy nhanh hơn bởi một loạt những tiến bộ của các công nghệ mới.         

Tự động hóa: Các tổ chức đang sử dụng tự động hóa để tăng hiệu quả hoạt động và cải thiện quy trình kinh doanh. API là chìa khóa để thúc đẩy tự động hóa và tăng năng suất. Bảo mật API: Một doanh nghiệp trung bình có 900 ứng dụng. Sự gia tăng của các thiết bị đầu cuối mới đồng thời tạo ra các con đường mới cho sự xâm nhập. Do đó yêu cầu bảo mật API cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới  - Ảnh 5.

Microservices: Các tổ chức đang chuyển sang microservices để nhanh chóng xây dựng trải nghiệm mới cho khách hàng. Các công ty triển khai dạng kỹ thuật này sẽ yêu cầu một số mạng lưới dịch vụ tiên tiến để mở rộng quy mô.

Phân chia dữ liệu: Năm 2021 sẽ là năm các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để tìm kiếm chỗ đứng đối với thị phần khách hàng dựa trên khả năng mở khóa, phân tích và hành động trên dữ liệu sẽ trở thành nền tảng để phát triển.

Phân tích dữ liệu: Các tổ chức đang đầu tư vào phân tích dữ liệu để chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng. Giá trị của phân tích dữ liệu sẽ phụ thuộc vào dữ liệu mà công ty được cung cấp. (Tác giả David Parkins của Tạp chí kinh tế Mỹ đã phân tích về xu hướng nếu dữ liệu là nguồn dầu mỏ mới, năm 2017)

Đặc biệt, ngày 06/11/2020, Trung Quốc đã phóng 13 vệ tinh vào quỹ đạo trái đất, nhằm thử nghiệm công nghệ thông tin liên lạc thế hệ thứ 6 hay mạng 6G. Công nghệ 6G được kỳ vọng sẽ mang lại tốc độ nhanh gấp 100 lần so với 5G, cho phép truyền dữ liệu không nén trong không gian để có thể liên lạc tầm xa với mức năng lượng đầu ra thấp. Tốc độ 6G có thể đạt tới 1 Terabyte mỗi giây. Khi đó, công nghệ 6G sẽ là nền tảng cho một kỷ nguyên thông minh, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) và robot trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống.

Vào thời điểm hiện tại, trong các xu hướng chuyển đổi số, lĩnh vực Công nghiệp 4.0 sẽ được dẫn dắt bởi ngành công nghiệp và các doanh nghiệp; Đô thị thông minh: Được dẫn dắt bởi sự kết hợp giữa các bên liên quan như doanh nghiệp, trường/viện, cộng đồng và chính phủ; Chính quyền số: Dẫn dắt bởi Chính phủ.

5G và Wifi 6 kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa kết nối đầu cuối và kết nối cực nhanh cho gia đình, văn phòng, các doanh nghiệp lớn. Dự báo công nghệ số sẽ tăng tốc sau giai đoạn COVID-19:

Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới  - Ảnh 6.

Việc sử dụng AI và Machine learning để thu thập, quản lý, làm giàu, phân tích dữ liệu và hiển thị liên tục nhanh chóng Công nghệ Blockchain có tiềm năng sửa chữa các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi COVID-19 bằng cách xử lý và xác minh các giao dịch một cách nhanh chóng Conversational AI: conversational AI bots được đào tạo chuyên sâu để sẵn sàng trả lời các câu hỏi của khách hàng; cộng tác video được điều khiển bằng giọng nói; trợ lý cá nhân trên thiết bị di động, chatbot hỗ trợ mua sắm trực tuyến Phân tích dữ liệu lớn hỗ trợ ra quyết định, nắm bắt kịp thời tình hình theo thời gian thực, xây dựng các dashboard giúp chính phủ và doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời RPA/IPA (Intelligent Process Automation), giúp tự động hóa quy trình khi làm việc từ xa. Thị trường cho RPA dự báo sẽ tăng trưởng hàng năm 30% từ nay đến 2026. 

Doanh nghiệp Viễn thông tìm kiếm doanh thu thay thế cho các dịch vụ truyền thống. Dự đoán đến 2025: 02 lĩnh vực có tăng trưởng mạnh nhất sẽ là IoT/M2M và Content/ Video; Advertising, Enterprise/Cloud tiếp tục giữ vai trò quan trọng

Doanh nghiệp có thể góp gì vào triển khai chuyển đổi số

Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2025, Việt Nam vào top 4 quốc gia hàng đầu về Chính phủ điện tử tại ASEAN và nhóm 70 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử thế giới.

Các doanh nghiệp có thể góp nhiều nguồn lực tài chính lẫn công nghệ nếu có cơ chế tốt hơn cho hợp tác công tư về Chính phủ điện tử. Thực tế, một số tập đoàn lớn trong nước đã tham gia tư vấn chuyển đổi số, xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông dữ liệu, hay cung ứng các giải pháp cho đô thị thông minh. Trong số đó, Viettel có thế mạnh về nền tảng điện toán đám mây, VNPT lợi thế về hoạt động tích hợp dữ liêụ, hay FPT nổi bật với các giải pháp xác thực định danh, Blockchain.

VNPT là đơn vị được giao thực hiện dự án Trục liên thông văn bản quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay Cổng dịch vụ công quốc gia. FPT cung cấp giải pháp cho các lĩnh vực như giao thông, y tế, giáo dục tại Quảng Ninh, TP HCM, Hải Phòng, và tham gia hỗ trợ, tư vấn cho TP HCM về khung kiến trúc chính quyền điện tử.

Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Giám đốc Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp, VNPT Vinaphone – cho  biết: Trong thời gian qua, VNPT tham gia vào các dự án chuyển đổi số trọng điểm của Chính phủ và các doanh nghiệp. Cụ thể cuối năm 2018, VNPT được giao nhiệm vụ xây dựng Trục liên thông văn bản quốc gia, đến nay đã có khoảng hơn 1,7 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính. Sau thành công này, VNPT tiếp tục được Chính phủ giao trọng trách xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Ra mắt cuối năm 2019, chỉ sau 8 tháng vận hành, Cổng DVCQG đã phát triển nhanh chóng từ 8 lên đến trên 2700 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4, ước tính chi phí tiết kiệm cho toàn xã hội tới hơn 6.700 tỷ đồng mỗi năm. Gần đây nhất, hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được Văn phòng Chính phủ ra mắt. Hệ thống được coi là điểm nhấn quan trọng, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dữ liệu số. Bên cạnh đó VNPT cũng tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số tại các địa phương thông qua việc triển khai các ứng dụng cho Đô thị thông minh, Y tế, Giáo dục …

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực giáo dục, đến nay Hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 do Tập đoàn VNPT phát triển bao gồm hơn 20 sản phẩm, dịch vụ đã bao phủ toàn bộ các quy trình, nghiệp vụ của ngành giáo dục và được triển khai trên 63 tỉnh/ thành phố với hơn 29.000 cơ sở giáo dục, hơn 800.000 hồ sơ giáo viên và hơn 8 triệu hồ sơ học sinh/sinh viên. Những con số này là những minh chứng cụ thể nhất cho thấy Tập đoàn VNPT đã và đang thực hiện sứ mệnh của mình là đồng hành cùng ngành giáo dục Việt Nam trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền giáo dục số. Nhiều doanh nghiệp CNTT Việt Nam trước đây chỉ hướng ra thị trường nước ngoài, nay đã nhìn thấy nhiều cơ hội trong nước và đã tập trung phát triển nhiều giải pháp chuyển đổi số hữu ích phù hợp với thị trường Việt Nam. Ông Ngô Văn Tẩu - Tổng Giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM – chia sẻ: "Trong hơn 3 năm gần đây, Công ty của chúng tôi đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Công ty không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT cho thị trường Nhật và cung cấp các dịch vụ Internet nữa. Trên nền tảng tích lũy kinh nghiệm, công nghệ làm cho đối tác Nhật nhiều năm, GMO đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số. Một loạt các sản phẩm phẩm dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã được các chuyên gia và hội đồng thẩm định của các Hiệp hội và tổ chức chuyên ngành trong nước ghi nhận và đánh giá rất cao như: SmartOCR (Top 10 Sao Khuê 2019), SmartRPA - một trong những RPA tiên phong tại Việt nam; SmartKYC (Sao Khuê 2020),... Sở hữu sản phẩm đa dạng và phù hợp với từng ngành nghề, thậm chí sẵn sàng kết hợp "may đo" khi cần thiết, GMO-Z.com RUNSYSTEM hội tụ đầy đủ yếu tố trở thành đối tác tin cậy, cung cấp cho khách hàng trong nước những dịch vụ với chất lượng toàn cầu".

Những công nghệ này sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong nước đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, đưa ra những hoạt động mới, những dịch vụ mới hỗ trợ hiệu quả hơn nữa cho sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Với thị trường đầy tiềm năng trong nước, ông Ngô Văn Tẩu khẳng định: "Trong giai đoạn 2020 – 2025, GMO-Z.com RUNSYSTEM đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp giải pháp Chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam và lên sàn chứng khoán Nhật Bản vào năm 2025 và trở thành công ty 100 triệu (USD) vào năm 2030".

Những tập đoàn lớn có vai trò rất quan trọng để Việt Nam có thể nhanh chóng chuyển đổi số cho chính quyền và doanh nghiệp kể cả đưa những ứng dụng về Chính phủ điện tử hoặc đô thị thông minh vào thực tế. Khi chúng ta nói về chuyển đổi số, xã hội số thì vai trò của những nền tảng công nghệ thông tin dựa trên các công nghệ mới như Big Data, AI, IoT là cực kỳ quan trọng. Với cách tiếp cận này thì vai trò của mỗi doanh nghiệp ICT có những tiềm năng lớn, đi đầu vào trong nghiên cứu, tạo ra nền tảng hạ tầng, qua đấy các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có cơ hội để phát triển trên một hệ sinh thái hạ tầng số thông suốt và hiện đại. Tại Việt Nam, các Tập đoàn ICT lớn (như VNPT, Viettel, FPT, CMC...) đã có thời gian dài xây dựng và phát triển hạ tầng toàn diện, rộng khắp. Điều này rất quan trọng. Hạ tầng ở đây bao gồm từ hạ tầng nền tảng phục vụ cho kết nối, hạ tầng viễn thông, hạ tầng Internet băng rộng... cho đến các những nền tảng số (hay hạ tầng số) để giúp cho việc kết nối thông suốt giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Hạ tầng số đã trở thành hạ tầng thứ hai quan trọng giúp cho các doanh nghiệp ICT phát triển, tích hợp được những ứng dụng cho chính quyền và doanh nghiệp. Các hạ tầng, nền tảng và các ứng dụng này có thể phục vụ ngay được cho hoạt động quản lý điều hành của Nhà nước hoặc của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân nhằm nâng cao năng lực dự báo, hiệu quả và hiệu lực quản lý của chính quyền cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Cần cả kinh nghiệm, công nghệ mới và tài chính

Muốn chuyển đổi số thành công thì cần xuất phát từ nhận thức, phải thay đổi với các chiến lược đồng bộ và thích nghi của doanh nghiệp, không phải vấn đề của riêng bộ phận CNTT. Ông Đặng Thanh Hưng – Giám đốc Trung tâm CNTT, Ban Khách hàng Doanh nghiệp, VNPT Vinaphone – chia sẻ: Chuyển đổi số cần thực hiện xuyên suốt từ cấp lãnh đạo đến từng bộ phận của tổ chức, đến từng nhân viên Các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số cần bắt đầu với tầm nhìn dài hạn và bắt đầu với những dự án nhỏ, được điều chỉnh theo các mục tiêu ngắn hạn của tổ chức.

Mô hình triển khai theo dạng Top-Down tập trung vào 4 yếu tố:

 1).  Chiến lược thay đổi theo xu hướng thị trường & Công nghệ  

2). Thay đổi mô hình tổ chức và gán các bộ chỉ số quản lý đánh giá công tác điều hành

3). Thay đổi quy trình vận hành đảm bảo mục tiêu: Thuận tiện & Giám sát toàn trình

 4). Xây dựng các nền tảng công nghệ hỗ trợ theo nghiệp vụ.

Nhiều doanh nghiệp đã và đang coi VNPT không chỉ là đối tác cung cấp giải pháp hạ tầng số, mà còn là đối tác cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp, từ hạ tầng số đến các giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu trải nghiệm khách hàng và các nền tảng công nghệ cao như AI, IoT, Big Data để giải quyết các bài toán chuyển đổi số cụ thể tại từng doanh nghiệp.

Kết hợp dịch vụ viễn thông với sản phẩm dịch vụ CNTT, VNPT đầu tư nghiên cứu các công nghệ 4.0 và mở rộng hợp tác với các đối tác tiềm năng để tạo thành nền tảng hợp nhất cung cấp cho các doanh nghiệp sử dụng trên nền tảng này. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đã sử dụng các sản phẩm dịch vụ hạ tầng, trên cơ sở mô hình B2B2X, VNPT sẽ đóng gói sản phẩm, dịch vụ cùng với các nhà phát triển sản phẩm để cung cấp trọn gói và toàn trình cho các doanh nghiệp SME

Theo mô hình One Stop Shop, bên sử dụng dịch vụ và gắn kết với VNPT thông qua điểm giao tiếp duy nhất, kết nối mọi thành phần lĩnh vực thông qua nền tảng điện toán đám mây, công nghệ 4.0 và thông qua các giao dịch điện tử liên thông với cộng đồng doanh nghiệp cũng như với cơ quan quản lý nhà nước Lộ trình chuyển đổi số, trong thời gian tới VNPT cung cấp nền tảng chuyển đổi số theo các lĩnh vực ngành nghề, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể triển khai và ứng dụng trong doanh nghiệp của mình. Có 3 thứ mà một doanh nghiệp chuyển đổi số cần đó là: hạ tầng số; số hoá hệ thống quản lý quản trị (phần mềm quản lý nhân lực, kế toán...); số hóa tư liệu sản xuất (áp dụng công nghệ vào sản xuất). Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất đa dạng nên không thể xây dựng một giải pháp chuyển đổi số chung cho tất cả doanh nghiệp.

"Với một doanh nghiệp SME, họ có thể rất muốn chuyển đổi số nhưng bắt đầu từ đâu là bài toán khó, bởi vì các doanh nghiệp này không có nền tảng công nghệ. Do đó, các doanh nghiệp công nghệ cung cấp giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam sẽ phải dẫn dắt, đưa ra giải pháp cho từng nhóm doanh nghiệp. Ví dụ như nhómgiải pháp cho các doanh nghiệp SME, VNPT dựa trên công nghệ IoT, AI, điện toán đám mây để hỗ trợ các doanh nghiệp này chuyển đổi số", ông Đặng Thanh Hưng chia sẻ.

VNPT đã có những bước đột phá mạnh mẽ, áp dụng chuyển đổi số vào quản lý doanh nghiệp cho chính đơn vị mình, đồng thời áp dụng công nghệ IoT, Big Data, BlockChain,... tạo ra các sản phẩm dịch vụ số ưu việt, hệ sinh thái số cung cấp cho khách hàng, có thể giúp số hóa hoàn toàn một doanh nghiệp. Đó là: Hệ thống xác thực và định danh điện tử eKYC; Hệ thống quản lý kho hàng (VNPT Inventory); Hệ thống kế toán doanh nghiệp (VNPT FMS); Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (VNPT HRM); Hệ thống quản lý kênh phân phối (VNPT DMS); Chữ ký số, Hóa đơn điện tử… Các hệ thống này có thể triển khai cho các doanh nghiệp SME và cả các tập đoàn, tổng công ty lớn. Nhiều tập đoàn, tổng công ty đã ký hợp tác với VNPT trong lĩnh vực này như Tập đoàn Than và Khoáng sản, Tập đoàn Cao su... Hiện, VNPT là nhà cung cấp các giải pháp số có hệ sinh thái số phong phú trải dài trên tất cả các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp, Thành phố thông minh…

Muốnchuyểnđổisốđạthiệuquảnhưmongmuốnthìmọithànhphần,mọinguồnlựctronghộiđềuphảiđượchuyđộngtốiđathamgiavàocáckhâutriểnkhai.Đặcbiệt,vớivainòngcốttrongcôngtácxâydựngnềntảng,ứngdụngsố,việctạođiềukiệnchocácdoanhnghiệpICTpháttriểnhếtsứccầnthiết.

Mặtkhác,nhànướccũngcầnchínhsáchcụthể,giúpchongườidândoanhnghiệpdễdàngtiếpcậnứngdụngdữliệu.Đâycũngnộihàmcủahộisố,đểchomọiđốitượngtronghộithểnhanhchóngkhaithác,sửdụngnhữngdịchvụsố.MụctiêuképcủaViệtNamvừapháttriểnChínhphủsố,kinhtếsố,hộisố,vừahìnhthànhcácdoanhnghiệpcôngnghệsốViệtNamnănglựcđiratoàncầu.CácchínhsáchchuyểnđổisốcủaViệtNamđanghướngtớinguồnmở,từngbướcmởdữliệucủacácquannhànướcđểcungcấpdịchvụcôngkịpthời,phụcvụngườidânpháttriểnkinhtếhội.Điềuđóchothấychúngtađangtiệmcậnvớithếgiớitrongcôngcuộcchuyểnđổisố.

Chuyển đổi số bắt nguồn từ việc kế thừa những thành quả đã có, tận dụng mọi nguồn lực công - tư kết hợp, có cơ chế lựa chọn các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tốt để đưa vào ứng dụng được ngay. Nắm bắt thời cơ mà làn sóng công nghệ mới mang lại, từ Chính phủ, các bộ ngành địa phương đến các tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam đang thể hiện tinh thần sáng tạo, khát vọng vươn mình trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia.


(Bài đăng ấn phảm in Tạp chí TT&TT Số 3 tháng 3/2021)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Chớp thời cơ của làn sóng công nghệ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO