Thực tế này cũng là thử thách đối với các tổ chức chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Cùng với đó, chuyển đổi số (CĐS) trong chăm sóc sức khỏe tất yếu của những tác động tích cực từ các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này.
1. Y tế trong CĐS: Y tế số và kết nối
Các nhà cung cấp dịch vụ y tế áp dụng các hệ thống EHR cho các mục đích CĐS điển hình trong chăm sóc sức khỏe, ví dụ như tăng cường chăm sóc bệnh nhân, cải thiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu (rủi ro) sai sót và cải thiện năng suất của nhân viên.
Trong hệ sinh thái y tế quy mô lớn và phức tạp, hầu hết đang đẩy mạnh các nỗ lực số hóa và CĐS không chỉ mục đích giải quyết các thách thức mà còn để nắm bắt những cơ hội họ nhìn thấy trong việc chuyển đổi và đầu tư vào lĩnh vực y tế số.
Các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe ở mỗi quốc gia sẽ có những đặc trưng riêng và đều đang chuyển đổi với những tốc độ khác nhau. Tốc độ chuyển đổi có thể phụ thuộc vào quốc gia, khung pháp lý, thể chế chính trị, cá nhân tổ chức, vai trò của tổ chức trong hệ sinh thái y tế và các mục tiêu cụ thể của CĐS trong từng bối cảnh: từ tăng cường tập trung vào bệnh nhân trong bệnh viện và cải thiện điều kiện lực lượng lao động đến các phương pháp mới, ví dụ như theo dõi sức khỏe từ xa bằng cách tận dụng điện toán đám mây và IoT.
2. Những thách thức của CĐS trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
CĐS trong chăm sóc sức khỏe không chỉ là về sự phát triển công nghệ, mà còn về những thách thức và khoảng cách mà chúng ta cần giải quyết trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Giống như bất kỳ lĩnh vực nào khác chịu ảnh hưởng của CĐS, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe lấy người bệnh làm trung tâm. Có nghĩa là tất cả các nỗ lực sẽ được tập trung vào việc nâng cao chất lượng điều trị, về cách thức tận dụng tối đa các công cụ, phần mềm, công nghệ sẵn có, v.v.. vì sức khỏe của con người.
CĐS mang lại rất nhiều lợi ích cho tất cả các bên liên quan bằng cách sử dụng công nghệ để làm việc hiệu quả hơn, nhưng cũng đặt ra vấn đề chuyển đổi cách thức hoạt động của các tổ chức chăm sóc sức khỏe, từ chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân sự và khả năng đón nhận, tận dụng các cơ hội của chuyển đổi. Các tổ chức chăm sóc sức khỏe sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi thúc đẩy CĐS.
2.1. Thách thức về bảo mật và dữ liệu bệnh nhân
Ngày nay, chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc truy cập hồ sơ y tế mọi lúc và mọi nơi. Việc sử dụng mô hình điện toán đám mây trong chăm sóc sức khỏe tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ và tích hợp hồ sơ y tế. Tuy nhiên, mô hình điện toán đám mây cũng đặt ra các mối đe dọa về quyền riêng tư và bảo mật đối với dữ liệu sức khỏe1.
Các cuộc tấn công mạng thường xuyên xảy ra là hệ quả tiêu cực của xã hội hiện đại ngày nay và ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe là mục tiêu đặc biệt thu hút các cuộc tấn công mạng do hồ sơ y tế thường chứa đựng nhiều thông tin cá nhân bao gồm: số định danh, chi tiết bảo hiểm, đơn thuốc,… Ngay cả trung tâm dữ liệu được bảo mật chặt chẽ nhất cũng có thể bị hạ gục bởi những sai lầm của nhân viên, những người có xu hướng ưu tiên sự thuận tiện hơn so với các quy trình bảo mật phức tạp đối với quyền truy cập vào hệ thống phần mềm2. Bảo mật dữ liệu bệnh nhân là thách thức lớn của quá trình chuyển đổi số, bao gồm:
Tính bảo mật: Bảo mật là hành động đảm bảo rằng dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân được lưu giữ hoàn toàn không tiết lộ trái phép. Một đặc thù trong y tế số là thông tin cá nhân được lưu trữ và được ủy quyền để chia sẻ giữa các tổ chức với nhau và đôi khi vượt ra khỏi biên giới quốc gia dẫn đến việc gia tăng nguy cơ bị xâm phạm dữ liệu, vì ngày càng nhiều bên có thể truy cập dữ liệu. Để làm cho mối quan hệ giữa bệnh nhân/bác sĩ hiệu quả, bệnh nhân cần phải tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe để bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của họ.
Tính toàn vẹn: Tính toàn vẹn của dữ liệu sức khỏe được hệ thống thu thập hoặc cung cấp cho bất kỳ thực thể nào là chính xác, nhất quán và không bị sửa đổi theo bất kỳ cách nào3. Việc điều trị không đúng cách dựa trên những dữ liệu sai sót có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
Tính khả dụng: Để phục vụ cho mục đích chăm sóc sức khỏe, các thông tin y tế của bệnh nhân phải đảm bảo luôn sẵn sàng được cung cấp bất kỳ khi nào.
Tính ẩn danh: Đây là một yêu cầu rất đặc biệt của hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế, phục vụ công tác nghiên cứu và cải tiến chất lượng chăm sóc sức khỏe. Tính ẩn danh đề cập đến trạng thái không thể xác định được bệnh nhân từ hồ sơ sức khỏe cộng đồng của bệnh nhân, ví dụ: danh tính của bệnh nhân có thể được ẩn danh khi họ lưu trữ dữ liệu sức khỏe của họ trên đám mây để các máy chủ đám mây không thể tìm hiểu về danh tính.
Tính duy trì và làm mới dữ liệu: Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, tính bảo mật và tính toàn vẹn của dữ liệu là không đủ nếu dữ liệu không được làm mới. Làm mới dữ liệu ngụ ý rằng hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân phải mới và cập nhật. Sự chậm trễ trong việc lưu trữ và cập nhật mới có thể dẫn đến tình trạng thông tin y tế không phản ánh đúng lịch sử y tế của bệnh nhân, đặc biệt là trong các tình huống quan trọng.
Quyền sở hữu và quyền riêng tư: Nói chung, chủ sở hữu được định nghĩa là người tạo ra thông tin. Thiết lập quyền sở hữu thông tin là cần thiết để bảo vệ chống lại sự truy cập trái phép hoặc lạm dụng thông tin y tế của bệnh nhân.
CĐS hướng đến số hóa và tập trung dữ liệu cùng với xu hướng kết nối trong chăm sóc sức khỏe thì dường như chắc chắn sẽ không bị bỏ qua bởi "những kẻ xấu". Với tầm quan trọng của dữ liệu chăm sóc sức khỏe giữa những nhân tố khác, các cuộc tấn công vào hệ thống thông tin y tế được dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai.
2.2. Xu hướng dân số già hóa - thách thức chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe
Dân số thế giới đang già đi nhanh chóng là áp lực cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Sự gia tăng dân số già mang lại nhiều cơ hội và cũng có một số thách thức về sức khỏe cộng đồng mà chúng ta cần chuẩn bị. Chúng ta đang có xu hướng đánh giá thấp một thực tế đơn giản là con người sống lâu hơn, và có thể sẽ lâu hơn nữa… Do đó, cải tiến và phát triển công nghệ trong chăm sóc sức khỏe là cần thiết và cấp thiết.
Những người độ tuổi 60 đang chiếm 12,3% dân số toàn cầu. Đến năm 2050, con số này được dự đoán sẽ tăng lên đến 22%4. Ở các nước phát triển như Mỹ, dân số từ 65 tuổi trở lên được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi trong ba thập kỷ tới, từ 48 triệu đến 88 triệu vào năm 2050. Ở một số quốc gia, đã có hơn 25% người từ 60 tuổi trở lên, ở Ý 22,4%, ở Hy Lạp 21,4% và ở Đức 21,2%. Tại Việt Nam, tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2035 (20%) và đến năm 2049, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số.5
Già hóa dân số sẽ là thách thức đối với hệ thống an sinh xã hội khi mà lương hưu tăng lên, chi phí chăm sóc người cao tuổi tăng (chi phí người cao tuổi cao gấp 5 - 6 lần khi còn trẻ6).
Dân số già cũng có nghĩa là số lượng người hoạt động và có thể đóng góp cho việc tài trợ các hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ ít đi: Điều này và nhiều hệ quả khác dẫn đến chi phí y tế tăng, đồng thời thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm chi phí. Nó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi theo dõi chăm sóc sức khỏe từ xa đang và sẽ là lĩnh vực chính trong việc đầu tư IoT vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, mặc dù có thể có nhiều lý do khác, không riêng lý do dân số già.
Với dân số già hóa, các bệnh mãn tính điển hình cho người già cũng gia tăng: Người dân sống lâu hơn, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ sống khỏe mạnh hơn. Những căn bệnh mãn tính, được gọi là bệnh không lây nhiễm này đã chiếm tới 3/4 số ca tử vong trên toàn cầu mà chủ yếu rơi vào đối tượng người cao tuổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 520.000 ca tử vong do nguyên nhân bệnh tật trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73% và 43% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm lại rơi vào nhóm người dưới 70 tuổi (theo số liệu thống kê năm 20127).
Dù vậy, bệnh mãn tính không chỉ là vấn đề của dân số già, và sẽ không công bằng khi nhìn vào người già như thể họ chỉ là một gánh nặng.
2.3. Xu hướng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Hầu hết chúng ta ghét sự phức tạp trong việc giao dịch với các tổ chức, bao gồm các cơ sở chăm sóc sức khỏe và muốn mọi thứ diễn ra suôn sẻ, đơn giản. Trong các quyết định quan trọng hoặc tình huống khẩn cấp trong khám, điều trị thì điều này thậm chí còn hơn thế.
Kỳ vọng được chú ý: Như một khách hàng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người bệnh mong muốn mình là trung tâm của sự chú ý, là "đặt chúng tôi lên hàng đầu và hãy chú ý đến chúng tôi". Trong bối cảnh sức khỏe của bản thân và ở mối quan tâm của thân nhân người bệnh, điều này thậm chí còn hơn thế.
Cần cung cấp thông tin bổ trợ. Chúng ta thực sự muốn được thông báo về các lựa chọn của mình và tìm kiếm cảm giác an toàn, yên tâm và đã có những lựa chọn đúng đắn trong quá trình khám và điều trị. Những mong muốn như muốn biết chính xác tác dụng phụ của loại thuốc đó là gì, muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, hay người bệnh muốn được thông báo để có tâm lý yên tâm.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh chính xác của các tương tác giữa các nhân viên y tế hoặc các cơ sở và người bệnh với các đặc trưng tính cách của họ, tầm quan trọng của các yếu tố này có thể tăng hoặc giảm. Và các công nghệ, số hóa hoặc chuyển đổi có thể đóng vai trò quan trọng ở đây, hãy nhớ rằng khi có liên quan đến sức khỏe, khía cạnh cảm xúc thường trở nên lớn hơn nhiều.
3. Chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe: Những xu hướng chính
Chúng ta đã đề cập đến một số thách thức cũng như xu hướng công nghệ trong chăm sóc sức khỏe, nhưng đâu sẽ là viễn cảnh cho tương lai?
Trong nhiều các nghiên cứu và báo cáo gần đây đều cho thấy chủ đề bao quát về chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe là triển khai các dự án IoT, dữ liệu lớn, AI, robot và rõ ràng là hệ thống thông tin người bệnh khi chúng ta tiến tới chăm sóc sức khỏe dựa trên thông tin.
Theo báo cáo của International Data Corporation (IDC)8, một nhà cung cấp hàng đầu về thông tin thị trường của Mỹ, cho thấy cái nhìn tổng quan của phát triển của số hóa y tế năm 2017 (ở Mỹ):
3.1. Sự gia tăng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu
Xu hướng bệnh nhân muốn được chăm sóc sức khỏe theo lịch trình riêng của họ gia tăng ở tất cả các nước, đặc biệt ở các nước phát triển và đang phát triển. Khi nghĩ đến "theo yêu cầu" chính là nghĩ đến những người tiêu dùng muốn mọi thứ theo ý họ, vào thời gian của họ và ở bất cứ đâu. Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang bước vào kỷ nguyên đổi mới kỹ thuật số, khi bệnh nhân tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu vì lịch trình bận rộn của họ. Di động đặc biệt quan trọng khi xem xét tiếp thị nội dung.
Con người đã trở nên di động hơn rất nhiều trong thập kỷ vừa qua. Số liệu thống kê tính đến 7/2020 cho thấy có 60% dân số thế giới sử dụng Internet và 66% dân số thế giới sử dụng điện thoại di động. Số liệu cũng cho thấy có 41% người dân sử dụng điện thoại để tìm kiếm bác sỹ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe9. Vì vậy, tập trung định hình các dịch vụ y tế qua các thiết bị di động là hiển nhiên, như một người bán hàng, bạn phải xác định được nơi khách hàng tập trung và tiếp cận họ trên nên tàng đó.
Theo DMN310, người tiêu dùng truy cập trực tuyến để lấy thông tin y tế vì những lý do sau:
* 47% bác sĩ nghiên cứu
* 38% bệnh viện nghiên cứu và cơ sở y tế
* 77% đặt lịch hẹn khám bệnh
Việc thúc đẩy CĐS cũng như hình thành các công ty cung cấp các dịch vụ số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu cho khách hàng trong những trường hợp cụ thể phù hợp với tài năng, chuyên môn và lịch trình của họ. Nói cách khác, chính các bác sĩ trở thành nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi của bệnh nhân, một lợi ích khác của chuyển số trong ngành chăm sóc sức khỏe.
3.2. Tầm quan trọng của dữ liệu lớn trong chăm sóc sức khỏe
Đối với ngành chăm sóc sức khỏe, dữ liệu lớn có thể cung cấp một số lợi ích quan trọng, bao gồm:
- Tỷ lệ sai sót thuốc thấp hơn - thông qua phân tích hồ sơ bệnh nhân, phần mềm có thể gắn cờ bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa sức khỏe của bệnh nhân và đơn thuốc, cảnh báo cho các chuyên gia y tế và bệnh nhân khi có nguy cơ xảy ra lỗi thuốc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho y tế dự phòng, đặc biệt là các bệnh nhân tái khám thường xuyên. Phân tích dữ liệu lớn có thể xác định những người này và tạo kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu số lần tái khám của họ.
- Nhân sự chính xác hơn - phân tích dự đoán của dữ liệu lớn có thể giúp các bệnh viện và phòng khám ước tính tỷ lệ nhập viện trong tương lai, giúp các cơ sở này phân bổ nhân viên phù hợp để giải quyết bệnh nhân. Điều này giúp tiết kiệm tiền và giảm thời gian chờ đợi tại phòng cấp cứu khi một cơ sở thiếu nhân viên.
3.3. Điều trị bệnh nhân bằng thực tế ảo
Mười năm trước, việc nói với mọi người rằng bạn có thể giảm bớt nỗi đau của họ bằng một thiết bị tương tự như trò chơi điện tử có lẽ sẽ nhận được nhiều cái nhìn ngờ vực, không tin tưởng. Tuy nhiên, vào năm 2018, Thực tế ảo (Virtual Reality -VR) là bước khởi đầu của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vô số ứng dụng của nó đang thay đổi sâu sắc cách bệnh nhân đang được điều trị.
Một số ví dụ trong ứng dụng này có thể kể đến như: kiểm soát cơn đau mãn tính, thay vì lạm dụng các loại thuốc có chất gây nghiện (OxyContin, Vicodin hoặc Percocet, ...), gần đây công nghệ VR là giải pháp thay thế an toàn, hiệu quả hơn cho các chứng đau mãn tính trên. Ứng dụng công nghệ VR không chỉ được sử dụng để điều trị cơn đau mà còn mọi thứ, từ lo lắng đến rối loạn căng thẳng sau chấn thương và đột quỵ. Đây chỉ là một phần nhỏ trong số các khả năng đã được chứng minh của VR trong lĩnh vực y tế. Các mục đích sử dụng khác bao gồm, bác sĩ và người dân sử dụng mô phỏng thực tế ảo để trau dồi kỹ năng hoặc lập kế hoạch cho các ca phẫu thuật phức tạp. Tai nghe VR cũng có thể thúc đẩy người đeo tập thể dục và giúp trẻ tự kỷ học cách điều hướng hành vi.
Từ những công ty khởi nghiệp cho đến những gã khổng lồ dược phẩm, tất cả mọi người đều đang đặt cược vào VR và thu hút được đầu tư lớn dự kiến thị trường cho thực tế ảo trong thị trường chăm sóc sức khỏe toàn cầu sẽ đạt 5,1 tỷ USD vào năm 202511 (theo báo cáo của Grand View Research).
Công nghệ VR có thể được xem như là một kênh giao tiếp mạnh mẽ, cho phép hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đứng trước xu hướng này, các tổ chức chăm sóc sức khỏe và các hãng dược phẩm nên đầu tư vào việc tổ chức dữ liệu, đầu tư vào các chuyên gia phân tích, những người có thể thu thập dữ liệu để không chỉ xác định các khu vực yếu kém mà còn giúp các tổ chức chăm sóc sức khỏe hiểu rõ hơn về thị trường của họ. Ví dụ, với ngành dược phẩm có thể nắm được thay đổi của nhu cầu từ đó thay đổi động lực tiếp thị.
Lợi thế lớn nhất của dữ liệu lớn là giúp các doanh nghiệp hiểu được thị trường, và với sự hiểu biết đó, có thể xác định vòng đời của sản phẩm (dược phẩm, thiết bị y tế, dịch vụ, …) và ngân sách chi tiêu dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai. Nắm bắt thị trường tốt hơn giúp đội ngũ bán hàng và tiếp thị chăm sóc sức khỏe sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định khách hàng lý tưởng của mình dựa trên đặc tính của khách hàng tiềm năng (tính cách, thông tin nhân khẩu học, …) cũng như các nền tảng có thể tiếp cận họ.
3.4. Sự phát triển của thiết bị y tế đeo thông minh
Một xu hướng khác của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là thu thập dữ liệu sức khỏe của chính họ từ các thiết bị y tế, bao gồm cả thiết bị công nghệ đeo. Nếu như trước đây, hầu hết bệnh nhân hài lòng với việc khám sức khỏe mỗi năm một lần và chỉ đến gặp bác sĩ khi có vấn đề thì trong thời đại số, bệnh nhân đang tập trung vào việc phòng ngừa và duy trì, đồng thời yêu cầu thông tin về sức khỏe của họ thường xuyên hơn.
Do đó, các tổ chức chăm sóc sức khỏe đang tích cực đầu tư vào các thiết bị công nghệ có thể đeo được có thể theo dõi cập nhật những bệnh nhân có nguy cơ cao để xác định khả năng xảy ra biến cố sức khỏe lớn. Theo một báo cáo gần đây của MarketsandMarkets, thị trường thiết bị y tế đeo được dự kiến sẽ đạt hơn 27 triệu USD vào năm 2023 từ gần 8 triệu USD trong năm 201712.
* Một số thiết bị phổ biến nhất bao gồm:
* Cảm biến nhịp tim.
* Máy theo dõi bài tập sức khỏe.
* Máy đo mồ hôi - dùng cho bệnh nhân tiểu đường để theo dõi lượng đường trong máu.
Máy đo oxy - theo dõi lượng oxy trong máu, và thường được sử dụng bởi những bệnh nhân bị bệnh hô hấp như COPD hoặc hen suyễn.
Các lợi ích khác cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe đầu tư vào các sản phẩm này có thể kể đến:
* Cá nhân hóa trải nghiệm chăm sóc sức khỏe - thiết bị y tế mang lại cho bệnh nhân cảm giác làm chủ trong quá trình cải thiện sức khỏe của họ.
* Định giá bảo hiểm - thông tin thu được từ các thiết bị đeo được có thể giúp các nhà bảo hiểm đánh giá chính xác hơn rủi ro bệnh tật của bệnh nhân.
* Cung cấp các ưu đãi về bảo hiểm - những bệnh nhân thực hiện các biện pháp phòng ngừa để cải thiện sức khỏe của họ có thể nhận được phí bảo hiểm thấp hơn. Tương tự như cách các nhà bảo hiểm định giá bảo hiểm các xe ô tô dựa trên lịch sử sử dụng (gây ra nhiều vụ va chạm trong quá khứ sẽ có phí bảo hiểm cao hơn).
* Cung cấp cơ hội trò chơi hóa - một số thiết bị y tế như đồng hồ thể dục có thể tạo ra các mục tiêu cạnh tranh để người dùng đạt được thông qua tập thể dục, ăn kiêng và dinh dưỡng.
Hơn nữa, thiết bị công nghệ đeo cũng có thể giúp các công ty chăm sóc sức khỏe tiết kiệm tiền. Một nghiên cứu cho thấy các ứng dụng sức khỏe và thiết bị đeo được để chăm sóc phòng ngừa có thể tiết kiệm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ gần 7 tỷ USD mỗi năm13.
3.5. Dự báo bệnh trong tương lai
Nếu như ở trên, chúng tôi đề cập đến các dữ liệu lớn có thể cung cấp cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe phân tích dự đoán về tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và bố trí nhân viên phù hợp, thì một yếu tố khác mà chuyển đổi số có thể hỗ trợ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là dự đoán những bệnh tật nào sẽ trở thành vấn đề lớn trong tương lai gần.
Thông qua xử lý các dữ liệu từ các nguồn khác nhau, các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể đưa ra các khuyến nghị đối với sinh hoạt cá nhân để giảm thiểu các rủi ro bệnh tật. Chẳng hạn, việc phân tích các từ khóa tìm kiếm trên các mạng xã hội và trên các công cụ tìm kiếm có thể xác định được các tìm kiếm phổ biến nhất về tình trạng y tế, bệnh tật và sức khỏe nói chung. Từ đó, các chuyên gia phân tích có thể xây dựng mô hình dự đoán vị trí, thời điểm và quy mô có thể xảy ra, từ đó có sự chuẩn bị các phương án phòng ngừa sớm cũng như phương án điều trị.
Ở quy mô nhỏ hơn, phân tích dự báo có thể giúp các tổ chức chăm sóc sức khỏe huy động nhân sự (kế hoạch giao dịch. Blockchain được định nghĩa cụ thể hơn là "… một bản ghi được chia sẻ, không thể thay đổi được của các giao dịch ngang hàng được xây dựng từ các khối giao dịch được liên kết và được lưu trữ trong sổ cái kỹ thuật số". Blockchain mở ra rất nhiều ứng dụng tiện ích trong tương lai của ngành y tế vì nó không đòi hỏi một hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, một trung tâm dữ liệu (data center) theo công nghệ truyền thống nhưng mở ra sự kết nối và liên thông dữ liệu của người bệnh trên cơ sở bảo mật thông tin14. Các ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và dược phẩm đã chứng minh tính hiệu quả của nó bằng cách đầu tư hàng triệu USD vào thị trường này. Theo một báo cáo gần đây, Blockchain trong thị trường chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ đạt 890,5 triệu USD vào năm 202315.
Hồ sơ sức khỏe điện tử (Electronic Health Record - EHR) cho phép các bệnh viện có thể dùng chung hồ sơ y tế của bệnh nhân mà vẫn đảm bảo tính bảo mật và xác thực của thông tin người bệnh, tránh được những sai sót rất lớn như trùng lặp hồ sơ bệnh án, chẩn đoán sai, điều trị chậm trễ, thậm chí tử vong.
Lời kết
Công nghệ có thể và thực sự mang lại cơ hội cho bệnh nhân tương tác qua video, v.v.. với nhân viên y tế, cho phép mọi người cải thiện sức khỏe hoặc kết nối với những người khác để làm như vậy. Hệ thống chăm sóc sức khỏe đang trải qua một sự thay đổi đột phá về cách thu thập và phổ biến thông tin, đã qua rồi cái thời mà tất cả thông tin y tế đều ở các bác sĩ và nhân viên y tế. Giờ đây, người bệnh có thể truy cập thông tin sức khỏe của chính họ, nắm giữ thông tin sức khỏe trong lòng bàn tay của họ.
Trong nền kinh tế coi trọng hiệu quả hiện nay, chúng ta không thể không nhận thấy rằng hiệu quả và năng suất của nhân viên chủ yếu được nhìn từ góc độ chi phí và chăm sóc khách hàng, điều này cũng đúng trong cả môi trường bệnh viện. Dù vậy, nếu chúng ta không tập trung đầu tư vào các chuyên gia chăm sóc sức khỏe con người (bác sỹ, đối ngũ nhân viên trực tiếp chăm sóc người bệnh, ….) mà quá tập trung vào quan điểm chuyển đổi số để đổi lấy hiệu quả chi phí và hiệu quả vận hành, chúng ta sẽ đánh đổi hiệu quả chăm sóc sức khỏe trong một lĩnh vực để tăng chi phí trong một vấn đề khác: cùng với các bệnh mãn tính, các vấn đề về tâm thần là một trong những vấn đề phát triển nhanh nhất và vấn đề sau thì cần nhiều hơn Bigdata, IoT, biện pháp khắc phục nhanh, công nghệ, thiết bị đeo thông minh, giám sát từ xa hoặc thuốc để giải quyết.16
Tài liệu tham khảo
1. N. Dong, H. Jonker, and J. Pang, "Challenges in eHealth: from enabling to enforcing privacy," in Foundations of Health Informatics Engineering and Systems. FHIES 2011. Lecture Notes in Computer Science, Z. Liu and A. Wassyng, Eds., pp. 195–206, Springer, 2011.
2. https://healthitanalytics.com/news/top-10-challenges-of-big-data-analytics-in- healthcare
3. Z. Xiao and Y. Xiao, "Security and privacy in cloud computing," IEEE Communications Surveys & Tutorials, vol. 15, no. 2, pp. 843–859, 2013.
4. http://tapchimattran.vn/the-gioi/van-de-gia-hoa-dan-so-o-cac-nuoc-phat- trien-10248.
5. html https://laodong.vn/xa-hoi/gia-hoa-dan-so-cua-viet-nam-nhanh-nhat-the- gioi-758149.ldo
8. https://www.idc.com/
9. https://datareportal.com/reports/digital-2020-july-global-statshot
10. https://www.dmn3.com/dmn3-blog/5-healthcare-marketing-trends-you-should-know- about/
11. https://www.grandviewresearch.com/press-release/global-augmented-reality-ar- virtual-reality-vr-in-healthcare-market
12. https://www.globenewswire.com/news-release/2020/02/26/1990793/0/en/Wearable- medical-device-Market-2020-Globally-Market-Size-Analysis-Share-Research-Business- Growth-and-Forecast-to-2023.html
13. https://www.digitalcommerce360.com/2018/01/12/health-apps-cut-u-s-healthcare- costs-7-billion-annually/#:~:text=The%20use%20of%20digital%20health,per%20 year%2C%20the%20study%20says.
14. http://medinet.gov.vn/cai-cach-hanh-chinh-y-te-thong-minh/tiep-can-khai-niem- blockchain-va-kha-nang-ung-dung-trong-linh-vuc-y-te-so-y-te-c4714-9273.aspx https://www.globenewswire.com/news-release/2019/01/09/1682531/0/en/ https://www.i-scoop.eu/digital-transformation/healthcare-industry/?fbclid=IwAR3JVg6S mhGHBj4rmYncDlxDfM7UNniQmGNACX-eLXamIX3_s4VkltQMFKw
15. Blockchain-in-Healthcare-Market-to-Reach-890-5-million-by-2023-P-S-Intelligence. html#:~:text=Blockchain%20in%20Healthcare%20Market%20to%20Reach%20%24890.5%20million%20by%202023%3A%20P%26S%20Intelligence,-Email%20 Print%20Friendly&text=NEW%20YORK%2C%20Jan.,reach%20%24890.5%20million%20 by%202023.
16. https://www.i-scoop.eu/digital-transformation/healthcare-industry/?fbclid=IwAR3JVg6SmhGHBj4rmYncDlxDfM7UNniQmGNACX-eLXamIX3_s4VkltQMFKw