Lập kế hoạch và chuẩn bị hành lang pháp lý cho chuyển đổi số trong Ngành
Ngày 28/12/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2445/QĐ-BTC ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính (gọi tắt là KTCPĐT ngành Tài chính phiên bản 1.0). KTCPĐT ngành Tài chính phiên bản 1.0 được xây dựng trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 (được ban hành kèm theo công văn số 1778/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0), có sử dụng phương pháp tiếp cận xây dựng Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0.
Đểtổchứctriểnkhaiđồngbộ,hiệuquả,cácnhiệm vụtriểnkhaiKhungkiếntrúcChínhphủđiệntửBộTài chínhđượcbanhànhtạiQuyếtđịnhsố2445/QĐ-BTC ngày28/12/2018,KiếntrúcCơsởdữliệuquốcgiavềtài chínhđượcbanhànhtạiQuyếtđịnhsố585/QĐ-BTC 03/4/2019củaBộTàichínhvàcácnhiệmvụtriểnkhai đềáncổngdịchvụcôngquốcgiatạiQuyếtđịnhsố274/ QĐ-TTgngày12/3/2020củaThủtướngChínhphủ,Bộ TàichínhđãbanhànhQuyếtđịnhsố844/QĐ-BTCngày 21/5/2020banhànhkếhoạchhànhđộngcủaBộTàichính triểnkhaimộtsốnhiệmvụ,giảipháptrọngtâmpháttriển Chínhphủđiệntửgiaiđoạn2019-2020,địnhhướng2025.
Đếnnay,BộTàichínhđãxâydựngcơsởdữliệuquốc giavềTàichínhtheoĐềán"XâydựngCơsởdữliệuquốc giavềTàichính"tạiQuyếtđịnhsố2376/QĐ-BTCngày 01/11/2016vàKiếntrúcCơsởdữliệuquốcgiavềTài chínhtạiQuyếtđịnhsố585/QĐ-BTCngày3/4/2019, dựatrêncácnhómyếutốchínhlànhânsự-dữliệu-công nghệ-cơchế,chínhsách,lộtrìnhxâydựngcơsởdữliệu (CSDL)vềtàichínhđượcthựchiệntheo2giaiđoạn:Giai đoạn1(2019-2022):Tậptrungvàothuthập,xửlý,phân tíchdữliệucócấutrúcgồmdữliệutừcáccơsởdữliệu chuyênngànhcủaBộTàichính;dữliệutừcácbộ,ngành, địaphương...Giaiđoạn2(2023-2025):Tiếptụcbổsung cácdữliệutheocácmảngnghiệpvụ,theolộtrìnhcủaDự án Xây dựng CSDL quốc gia về tài chính, cập nhật các dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc vào trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính.
Để triển khai thành công CSDL quốc gia về tài chính, cần thực hiện đồng bộ 02 nhiệm vụ chính, đó là: Xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu tổng hợp về tài chính theo kiến trúc Data Hub có đầy đủ các công cụ phân tích dữ liệu như công cụ báo cáo thông minh (BI), công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI),… Quản trị dữ liệu (Data Governance) nhằm đảm bảo chất lượng dữ liệu và cung cấp một nguồn dữ liệu đồng bộ, nhất quán
Kết quả chính triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính phiên bản 1.0
Bộ Tài chính đang thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng CSDL tổng hợp về tài chính theo nội dung, lộ trình thực hiện tại Quyết định số 585/QĐ-BTC ngày 03/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng của ngành Tài chính về thuế, hải quan, kho bạc gồm: CSDL chuyên ngành quản lý thuế được xây dựng theo công nghệ kho dữ liệu - Data Warehouse hỗ trợ công tác nghiệp vụ, công tác quản lý thuế, công tác chỉ đạo/điều hành và ra quyết định.
Hệ thống lưu trữ, quản lý tập trung các nguồn dữ liệu trong toàn Ngành đã được triển khai như: quản lý thuế tập trung (TMS), báo cáo tài chính (BCTC), quản lý ấn chỉ (QLAC), thanh tra kiểm tra (TTR). CSDL hỗ trợ xây dựng 210 báo cáo tĩnh theo yêu cầu nghiệp vụ ngành Thuế từ khâu lập dự toán, đôn đốc kê khai – nộp thuế, quản lý thuế, thanh tra – kiểm tra. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng 20 báo cáo động đáp ứng yêu cầu phân tích 10 chủ đề dữ liệu: đăng ký thuế, nghĩa vụ kê khai thuế, kê khai thuế, kế toán thuế, theo dõi thu nộp, nợ và cưỡng chế nợ thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, thanh tra thuế, quản lý ấn chỉ. Đến nay, hệ thống đã phân quyền cho 2.578 người sử dụng tại 63 Cục Thuế và Tổng cục Thuế để tham gia hệ thống. Trong đó đã có hơn 73.993 lượt báo cáo đã được khai thác phục vụ các công việc liên quan. Việc sử dụng CSDL chuyên ngành quản lý thuế đã góp phần hỗ trợ công tác khai thác số liệu phục vụ quản lý thuế cũng như giảm áp lực lên hệ thống tác nghiệp trong việc lấy báo cáo, dữ liệu phục vụ yêu cầu nghiệp vụ, cung cấp thông tin cho các đơn vị bên ngoài thông qua cổng cung cấp thông tin về đăng ký thuế, nghĩa vụ kê khai, số thuế qua cổng thông tin ngành Thuế.
CSDL chuyên ngành quản lý Kho bạc đã hoàn thành việc xây dựng và triển khai rộng trong toàn hệ thống kho bạc nhà nước (KBNN) từ tháng 11/2018. Số lượng báo cáo được khai thác nhiều, trung bình hàng ngày có khoảng hơn 900 người sử dụng là cán bộ kế toán, kiểm soát chi vào khai thác báo cáo; số lượng báo cáo khai thác trung bình 1 ngày khoảng 20.000 đến 30.000 báo cáo, ngày cao điểm lên đến hơn 62.000 báo cáo. CSDL chuyên ngành quản lý Kho bạc đưa vào sử dụng góp phần giảm áp lực cho các hệ thống tác nghiệp, đặc biệt là hệ thống TABMIS vào thời điểm cuối năm; cung cấp số liệu về tình hình thu/chi NSNN gần như tức thời phục vụ cho việc điều hành ngân sách hàng ngày và đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Báo cáo trên Kho dữ liệu chạy nhanh, trường hợp in toàn quốc với tham số cả năm với báo cáo nặng nhất chưa đến 10 phút nên đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác.
CSDL chuyên ngành quản lý Hải quan (Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định nghiệp vụ Hải quan) được xây dựng theo công nghệ Kho dữ liệu - Data Warehouse dùng để xây dựng, cung cấp các báo cáo nhanh cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan phục vụ báo cáo Bộ Tài chính và các cơ quan, lãnh đạo nhà nước. CSDL cung cấp các số liệu về kim ngạch, số lượng tờ khai và thu thuế hàng ngày và số liệu tổng hợp từ đầu năm; cung cấp các báo cáo thống kê, hỗ trợ ra quyết định, bao gồm các chỉ tiêu thông tin chủ yếu phục vụ công tác quản lý hải quan các cấp; thiết lập các mô hình phân tích, khai thác dữ liệu đặc thù của ngành Hải quan trên nền tảng công nghệ báo cáo thông minh (Business Intelligence - BI) để sử dụng các mô hình phân tích và khai thác dữ liệu mới để tối ưu khai thác dữ liệu cho người dùng; Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình xử lý phân tích, báo cáo hỗ trợ ra quyết định; xây dựng chức năng tích hợp dữ liệu (ETL) từ các hệ thống nguồn của ngành Hải quan như: hệ thống VNACCS/VCIS, hệ thống eCustoms, hệ thống quản lý giá GIT, hệ thống MHS, hệ thống thống kê, hệ thống kế toán thuế KIT, hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống quản lý vi phạm, hệ thống kiểm tra sau thông quan, hệ thống quản lý phương tiện vận tải đường bộ, hệ thống eManifest; cập nhật danh sách doanh nghiệp từ Tổng cục Thuế.
Từ tháng 5/2018, CSDL chuyên ngành quản lý hải quan đã được các đơn vị hải quan trên toàn quốc sử dụng khai thác số liệu phục vụ các công tác quản lý hải quan. Số lượng báo cáo được khai thác nhiều liên quan chủ yếu đến việc tra cứu thông tin tổng hợp về tờ khai, kim ngạch, công tác thu thuế, các thông tin loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình... Trung bình hàng ngày có khoảng 200 người sử dụng là cán bộ nghiệp vụ vào khai thác báo cáo; số lượng báo cáo khai thác trung bình 1 ngày khoảng 500 đến 1.000 báo cáo, ngày cao điểm lên đến hơn 2.000 báo cáo. Số lượt truy cập trung bình hàng ngày đạt khoảng 700 đến 800 lượt. Cho đến nay đã cấp phát và phân quyền sử dụng cho hơn 3000 tài khoản để truy cập hệ thống.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã giao Kho bạc Nhà nước chủ trì triển khai thực hiện xây dựng hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số. Để xây dựng mô hình hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số, Kho bạc Nhà nước đang thực hiện tư vấn nâng cấp TABMIS để đáp ứng yêu cầu quản lý cam kết chi trung hạn, sử dụng COA thống nhất và hình thành cơ sở dữ liệu kế toán nhà nước, theo Chương trình Hỗ trợ Tư vấn và Phân tích (AAA) về quản lý tài chính công (là cơ sở để làm nghiên cứu tiền khả thi Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số - vDBAS). Tư vấn đã hoàn thành báo cáo ban đầu bao gồm phương pháp luận, dự thảo kế hoạch và thời gian thực hiện nhiệm vụ và mẫu khảo sát; hiện nay Kho bạc Nhà nước đang phối hợp với tư vấn để tư vấn hoàn thành báo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống TABMIS và những yêu cầu nghiệp vụ mới…
Ngoài ra, Bộ Tài chính tiếp tục duy trì kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, CSDL của bộ, ngành, địa phương trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, công báo điện tử... với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia: việc gửi nhận văn bản điện tử được thực hiện thông suốt với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Năm 2020, Bộ Tài chính đã nhận được hơn 48.369 văn bản đến điện tử; đã gửi hơn 12.434 văn bản đi điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai thủ tục thuê dịch vụ nâng cấp chương trình quản lý văn bản điều hành và trục tích hợp liên thông văn bản điện tử ngành Tài chính để tăng cường kết nối, đáp ứng toàn diện và đầy đủ các chức năng theo yêu cầu của Bộ Tài chính và Chính phủ.
Bộ Tài chính hoàn thành xây dựng và đưa vào triển khai sử dụng 06 CSDL chuyên ngành gồm: CSDL quản lý Kho bạc; CSDL quản lý Hải quan; CSDL quản lý Thuế; CSDL quản lý Chứng khoán; CSDL quản lý Giá giai đoạn 1; CSDL quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; 06 CSDL chuyên ngành đang tổ chức nâng cấp hoàn thiện gồm:
CSDL chuyên ngành quản lý Dự trữ nhà nước: dự kiến thực hiện nâng cấp và hoàn thành trong giai đoạn 2020- 2022; CSDL quản lý Nợ công triển khai nâng cấp hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ phiên bản 6.0 - DMFAS 6.0: dự kiến hoàn thành trong năm 2021; CSDL quản lý Tài sản công: dự kiến hoàn thành trong năm 2021; CSDL quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp: dự kiến hoàn thành trong năm 2021; CSDL Danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính: dự kiến hoàn thành trong năm 2021; CSDL chuyên ngành quản lý Bảo hiểm: dự kiến hoàn thành trong năm 2021.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã kết nối liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp: Tính đến ngày 16/03/2021, tổng số dịch vụ công trực tuyến (DVC) của Bộ Tài chính là 970, trong đó DVC mức độ 1 là 100 (tỷ lệ 10,33%); số DVC mức độ 2 là 289 (tỷ lệ 29,65%); số DVC mức độ 3 là 70 (tỷ lệ 7.23%); số DVC mức độ 4 là 511 (tỷ lệ 52.79%). Tổng số DVC mức độ 3, 4 là 581 (tỷ lệ 60%). Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Cam kết đồng hành cùng Văn phòng Chính phủ trong việc xây dựng, vận hành, cung cấp DVC ngành Tài chính kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp, ngày 28/4/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 683/QĐ-BTC về việc ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020. Theo đó, tổng số DVC mức độ 3, 4 đã hoàn thành kết nối, tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia là: 296/581 (đạt tỷ lê 50,95%).
Điểm mới của Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số
BộTàichínhchorằng,việcbanhànhKiếntrúctổng thểhướngtớiBộTàichínhsố(tạiQuyếtđịnhsố2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính) mang lại cho ngành Tài chính ý nghĩa to lớn; đó là đề ra một quy hoạch tổng thể hệ sinh thái số, hệ sinh thái CNTT để giúp nâng cao hiệu lực hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước của ngành Tài chính cũng như chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu mở và dữ liệu lớn, hướng tới ngành tài chính số với mục tiêu lấy người dùng làm trung tâm. Tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận nắm vai trò chủ động, kiến tạo trong dựng chính phủ số tại Việt Nam. Dựa trên hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 ban hành khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, tiếp thu và bổ sung một số cách diễn đạt, cách tổ chức theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT. Đồng thời, Bộ Tài chính còn bổ sung 5 mô hình tham chiếu gồm: mô hình tham chiếu nghiệp vụ, mô hình tham chiếu dữ liệu, mô hình tham chiếu ứng dụng, mô hình tham chiếu công nghệ, mô hình tham chiếu an toàn thông tin; Cập nhật bổ sung một số văn bản của Đảng, Chính phủ liên quan đến việc thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 như: Nghị quyết số 17/NQ- CP;Quyết định số 844/QĐ-BTC; Nghị quyết 52-NQ/ TW; Nghị quyết 50/NQ-CP; Quyết định số 749/QĐ-TTg; Quyết định số 2289/QĐ-TTg…
Giai đoạn 2021 - 2025: Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng tới Bộ Tài chính số, Bộ Tài chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ số và các công cụ số hóa.
Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin: Hoàn thiện Hệ thống Quản lý Văn bản pháp quy toàn ngành; Hoàn thiện Hệ thống Quản lý Văn bản điều hành, Hồ sơ công việc liên thông toàn ngành; Xây dựng hệ thống điều hành dựa trên số hóa, tích hợp các công cụ cộng tác và văn bản trong ngành tài chính; Ứng dụng hỗ trợ báo cáo: Xây dựng hệ thống hiện đại hóa báo cáo tích hợp ngành tài chính; Thiết lập hệ thống Quản lý theo dõi quy trình công việc (BPM); Thiết lập hệ thống Quản lý Mua sắm - Đấu thầu - Dự án đầu tư; Tích hợp các hệ thống nội bộ về Quản lý Nguồn lực Tổ chức (ERP); Ứng dụng khoa học dữ liệu (Analytics and forecasts) hỗ trợ điều hành: Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu tích hợp ngành Tài chính; Hoàn thiện Hệ thống thông tin Quản lý Quỹ và Thanh khoản; Hoàn thiện hệ thống thông tin Một cửa điện tử Bộ Tài chính: 100% các thủ tục hành chính cần thiết được xây dựng thành các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Bộ Tài chính; xây dựng hệ thống quản lý quan hệ người dùng, tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dùng để nâng cao cải cách hành chính. Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Rủi ro lãi suất, tỷ giá, thị trường; Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Giá; Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Nợ công; Hoàn thiện hệ thống thông tin Quản lý Tài chính Doanh Nghiệp Nhà nước; Hoàn thiện hệ thống thông tin Quản lý Bảo hiểm; Hoàn thiện hệ thống thông tin Quản lý Chứng khoán; Hoàn thiện hệ thống thông tin Quản lý Thuế; Hoàn thiện hệ thống thông tin Quản lý Xuất nhập khẩu; Xây dựng hệ thống thông tin Thanh tra, giám sát, xử lý Nợ Thuế; Xây dựng hệ thống thông tin Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm Hải quan; Khai thác, sử dụng các dịch vụ tài chính công mới được xây dựng bởi bên thứ 3 (các công ty fintech) trên dữ liệu tài chính mở của ngành Tài chính; Thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính.
Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu: Hoàn thiện nền tảng tích hợp hướng dịch vụ (SOA Platform): Hoàn thành xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dịch vụ ngành Tài chính; Hoàn thiện Cổng dịch vụ công tích hợp ngành Tài chính dựa trên công nghệ đám mây nội bộ và APIs; Hoàn thiện Hệ thống quản lý định danh tập trung (SSO); Xây dựng Nền tảng dữ liệu tích hợp toàn ngành Tài chính: Hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thí điểm công nghệ Big Data; Nền tảng dữ liệu mở: cơ bản các lĩnh vực tài chính có cơ sở dữ liệu mở trong phạm vi ngành Tài chính (các lĩnh vực thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính) phù hợp với quy định tại Luật tiếp cận thông tin và được công khai trên môi trường mạng; Nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ cung cấp APIs cho các ứng dụng tài chính: Xây dựng hệ thống đám mây lai có khả năng mở tích hợp với các ứng dụng bên ngoài đồng thời đảm bảo an toàn thông tin nội bộ; Kho ứng dụng dịch vụ tài chính thông minh; Nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân tích, dự báo (Big Data, IoT); Nền tảng xác thực phân tán (Blockchain): Hoàn thành việc tích hợp 100% ứng dụng với hệ thống Quản lý định danh và truy cập ngành Tài chính và tích hợp với các hệ thống công nghệ thông tin quốc gia hướng tới một hệ thống quản lý tài chính xuyên suốt trong chính phủ.
Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật: Xây dựng "đám mây" nội bộ ngành Tài chính (MOF-Cloud) ở mức Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS); Hoàn thiện hệ thống Quản lý định danh và truy cập ngành Tài chính phù hợp với nền tảng Cloud; Thí điểm tích hợp ứng dụng nội bộ ngành với hệ thống Quản lý định danh và truy cập; Xây dựng hệ thống theo dõi đảm bảo an toàn thông tin (SOC: Security Operation Center) và Hoàn thành kết nối giữa các trung tâm điều hành an ninh mạng toàn ngành; Hoàn thành xây dựng "đám mây" ngành Tài chính (MOF-Cloud) ở mức Nền tảng như một dịch vụ (PaaS), cung cấp các APIs cho các bên thứ ba để tạo các dịch vụ tài chính thông minh.
Giai đoạn từ 2026 tới 2030: Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ Tài chính thông minh.
Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin: Hệ thống điều hành thông minh: Phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định của ngành Tài chính trở thành công cụ quan trọng trong điều hành; Xây dựng các ứng dụng thông minh hỗ trợ nghiệp vụ; 100% các thiết bị hỗ trợ nghiệp vụ, điều hành: camera giám sát, thiết bị cảm ứng (các kho Dự trữ Nhà nước, kho bãi hải quan), thiết bị di động, robot, dữ liệu mạng xã hội… được kết nối, dữ liệu được thu thập, phân tích và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người quản lý, sử dụng; Kho Ứng dụng tài chính số: 100% các dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp được "cung cấp chủ động" do nhiều bên theo mô hình cá nhân hóa; Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo trở thành phổ biến trong hoạt động điều hành, xây dựng, hoạch định, đánh giá chính sách của Bộ Tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính công mới theo nhu cầu/yêu cầu riêng (đặc thù) của người dân doanh nghiệp; Các dịch vụ tài chính công được đơn vị thứ ba khai thác, xây dựng thành các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng trên nhiều kênh/phương tiện giao tiếp (dân sự hóa các dịch vụ tài chính công của Bộ Tài chính).
Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu: Nền tảng dữ liệu mở: Hoàn thiện và tích hợp trong mọi ứng dụng theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính; Nền tảng điện toán đám mây lai hoạt động thông suốt; Nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân tích, dự báo (Big Data, IoT): ứng dụng để thu thập dữ liệu thời gian thực cho các ứng dụng quản lý; Nền tảng xác thực phân tán (Blockchain): tích hợp trong hầu hết các giao dịch với ngành Tài chính.
Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật: Tích hợp đám mây Tài chính với đám mây của Chính phủ; Tích hợp hệ thống theo dõi bảo mật với hệ thống của Chính phủ.
Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính: Ứng dụng CN ngành Tài chính phân nhóm thành 07 nhóm dòng nghiệp vụ:
Nhóm dòng nghiệp vụ "Quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước" bao gồm các lĩnh vực: Quản lý ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quản lý ngân quỹ nhà nước; Quản lý dự trữ quốc gia; Quản lý tài sản công; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của Quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán; Quản lý lĩnh vực giá; Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Nhóm dòng nghiệp vụ "Quản lý thị trường tài chính" bao gồm các lĩnh vực: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính. Nhóm dòng nghiệp vụ "Quản lý nhà nước về thuế": Quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác.
Nhóm dòng nghiệp vụ "Quản lý nhà nước về hải quan": Quản lý các nghiệp vụ hải quan.
Nhóm dòng nghiệp vụ "Nhóm nghiệp vụ khác và hoạt động nội ngành" bao gồm các lĩnh vực: Xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết; Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm; Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê; Quản lý công tác hợp tác quốc tế; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ; Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ; Cải cách hành chính; Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức; Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản công, đầu tư phát triển và xây dựng trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; Quản lý Cổng thông tin điện tử, văn bản pháp quy; Quản lý Dịch vụ công; Kiểm tra, Thanh tra, Kiểm toán nội ngành; Quản lý nội ngành.
Nhóm dòng nghiệp vụ "Thông tin báo cáo ra bên ngoài": Thông tin báo cáo ra bên ngoài, bao gồm các đơn vị thuộc Chính phủ, Chính quyền địa phương, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
Nhóm dòng nghiệp vụ "Thanh tra" bao gồm các lĩnh vực: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí trong sử dụng tài sản công.
Nềntảngtíchhợpchiasẻdữliệu:Nềntảngnàyđểtích hợp,chiasẻcáchệthốngthôngtin(HTTT),cơsởdữliệu (CSDL)trongnộibộcácngànhquaNềntảngtíchhợp chiasẻdữliệungànhvàgiữacácbộ,ngành,địaphươngvới nhauquanềntảngtíchhợp,chiasẻdữliệuquốcgia.
Có thể khẳng định, kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số là bước chuẩn bị quan trọng, là cơ sở để các đơn vị trong ngành hoàn thiện kiến trúc chính phủ số thành phần của mình. Đảm bảo công tác triển khai ứng dụng CNTT được thực hiện có lộ trình, đồng bộ trong ngành Tài chính hướng tới mục tiêu chung, góp phần xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số trong tương lai gần.
(Bài đăng ấn phẩm in trên Tạp chí TT&TT Số 4 tháng 4/2021)